Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0989121911tvnseos@gmail.comZalo

8 nguyên tắc quan trọng nhất giúp mẹ uốn nắn hành vi xấu của trẻ

0

Cập nhật vào 04/01

Những suy nghĩ và hành động của con lúc còn nhỏ, dù tốt dù xấu sẽ định hình nhân cách và sự phát triển của con sau này. Chính vì vậy, khi thấy những trẻ sớm bộc lộ những hành vi xấu, các bố mẹ cần có những nguyên tắc điều chỉnh uốn nắn con ngay để giúp con định hình nhân cách phát triển tốt sau này.

8 nguyên tắc căn bản sau sẽ giúp các bố mẹ luôn kề cận con nhiều có thể điều chỉnh kịp thời, giúp con phát triển theo hướng tốt hơn.

1. Chú ý tới những hành động của bản thân và tôn trọng con

Việc đầu tiên bố mẹ cần làm để dạy bảo, uốn nắn con có những thói quen, hành vi và suy nghĩ tốt, thì trước tiên bố mẹ nên là những người gương mẫu. Bởi vì tâm hồn và trí não của trẻ giai đoạn này cực kì non nớt, nhưng cực kì nhạy và dễ tiếp thu.

Giai đoạn trẻ học rất nhanh nhưng chưa có ý thức rõ về hành vi và nhân thức của mình, trẻ sẽ học theo bất kì hành vi nào của những người ở bên cạnh. Cho nên các phụ huynh nên là làm gương trước bằng những hành động đúng đắn, cử chỉ đẹp và lối suy nghĩa tích cực.

Đây là môi trường tốt trực tiếp để ngăn chặn và uốn nắn những hành vi xấu của trẻ ngay từ đầu.

Bố mẹ nên làm gương tốt cho con trước
Bố mẹ nên làm gương tốt cho con trước

==> Nếu bố mẹ nào muốn tìm gia sư dạy giỏi tại Hà Nội cho bé có thể liên hệ tới trung tâm gia sư Việt thông qua đường link: https://www.facebook.com/giasuviet.hn

Đồng thời, bên cạnh làm gương tốt cho con noi theo thì bố mẹ cũng học cách tôn trọng và lắng nghe con nói, chia sẽ cùng con….Tôn trọng ý kiến của con một cách nghiêm túc như các bạn đang trò chuyện với người lớn.

Mặc dù con trẻ đôi lúc có những sai lầm, nhưng bước đầu tiên các mẹ nên làm chính là tôn trọng mọi suy nghĩ và việc làm của con. Sau đó nếu con có những hành động sai do con chưa có nhận thức đúng thì bố mẹ cần nhẹ nhàng phân tích và giải thích cho con trẻ hiểu đúng và sữa sai. Điều này sẽ định nhân cách của con sau này tốt hơn.

2. Phải nhất quán, không nên quá cưng chiều con

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, bố mẹ và các thành viên trong gia đình cần nhất quán thống nhất một kế hoạch nuôi dạy con trong suốt quá trình trưởng thành về mọi mặt. Và phải nhất quán các nguyên tắc đó xuyên suốt quá trình nhưng không được cứng nhắc, có thể thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với cơ địa của con theo hướng tích cực.

Chú ý, không nhân nhượng hay nuông chiều quá mức trước các hành động không tốt của con, khi thấy các hành vi xấu này ở con cần uốn nắn và điều chỉnh ngay dựa trên các nguyên tắc nuôi dạy trẻ đã đề ra từ đầu. Phương pháp này sẽ giúp trẻ tự nghiêm khắc với bản thân hơn và sẽ không dám tái phạm lại hành vi xấu sau này.

3. Tránh kỷ luật quá hà khắc

Thông thường, các cha mẹ không có nhiều kiến thức nuôi dạy trẻ, sẽ theo phản xạ tự nhiên là dùng hành động hay dùng nội quy để kỷ luật con một cách hà khắc khi con trẻ làm những điều xấu hay trái ý mình. Điều này, sẽ phản tác dụng ngược, trẻ càng lầm lì và khó nghe lời hơn, vì các hành động bạo lực khắc khe chỉ làm trẻ bị tổn thương hơn.

Tránh kỷ luật hà khắc với con
Tránh kỷ luật hà khắc với con

Sau này trẻ sẽ có xu hướng lặp lại những hành động xấu tương tự với mọi người xung quanh hay ngay chính con của con bạn sau này. Đặc biệt làm ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ sau khi trưởng thành.

4. Suy nghĩ tích cực

Khi thấy con có những hành vi xấu , bố mẹ đừng vội đánh giá con là đứa trẻ hư, khó bảo thay vào đó hãy tập trung đến những ưu điểm của con. Thái độ của cha mẹ đối với con cũng một phần ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Khi có một thái độ tích cực với con cái cha mẹ mới có thể bình tĩnh giải quyết vấn đề được.

5. Bình tĩnh và điều chỉnh cơn cáu giận của bạn

Đừng quá tức giận trước trẻ. Trẻ thường bắt chước những gì chúng nghe và nhìn thấy. Bố mẹ là tấm gương phản chiếu hành vi của con rõ rệt nhất. Hãy bình tĩnh từ từ để trẻ nhận ra lỗi của mình, chứ đừng làm trẻ sợ hãi mà chưa kịp hiểu chuyện gì.

6. Tìm hiểu tình hình sự việc

Khi trẻ có những hành vi xấu, bố mẹ đừng vội vàng kết tội con, hãy bình tình xem xét tình hình, quan sát, hỏi con đã có chuyện gì xảy ra. Sau đó, phân tích, giải thích rõ con hiểu việc làm con đã làm sai một cách nhẹ nhàng nhưng dứt khoát để con biết mình đã làm sai, tự nhận lỗi và sữa sai hoặc hứa lần sau không được tái phạm.

Cần tìm ra nguyên nhân trước khi đưa hình phạt. Trẻ thường cư xử tệ vì một lí do nào đó (muốn thu hút chú ý, khó chịu về điều gì đó, học người lớn…) vì vậy bố mẹ hãy xem xét nguyên nhân trước khi đưa ra hình phạt.

7. Kiên trì uốn nắn con dần dần

Kiên trì khuyên bảo trẻ là cần thiết. Có thể trẻ không thể ngày một ngày hai dừng ngay được các hành vi xấu mà cần điều chỉnh dần dần. Đừng ngại đặt ra những giới hạn mới. Sự thay đổi đột ngột có thể khiến trẻ phản ứng dữ dội, nhưng bạn đừng bỏ cuộc.

8. Tạo ra bảng đánh giá rèn luyện cho con

Bạn nên tạo ra những bảng rèn luyện đánh giá cho con ngay tại nhà, bảng này sẽ tích hợp những việc làm, suy nghĩ và hoạt động của trẻ trong cuộc sống hàng ngày để trẻ cùng bố mẹ đánh giá, điều chỉnh cho tốt.

Tạo bảng đánh giá rèn luyện hàng ngày để con ý thức được các việc làm tốt xấu của mình nhằm điều chỉnh tốt hơn
Tạo bảng đánh giá rèn luyện hàng ngày để con ý thức được các việc làm tốt xấu của mình nhằm điều chỉnh tốt hơn

Xem thêm: Giúp mẹ hiểu sự phát triển nhận thức và tư duy của trẻ 6 tuổi

Tạo ra những bảng tự đánh giá rèn luyện ví dụ như dán những sticker mang ý nghĩa khen ngợi cho mỗi hành động tốt của con như: biết chào hỏi lễ phép, biết nhường nhịn, nghe lời … Ngược lại, nếu con có những hành vi chưa ngoan cha mẹ sẽ đánh giá vào bảng rèn luyện. Vào cuối mỗi ngày, hoặc mỗi tuần hãy tổng kết quá trình rèn luyện của con để con thấy được con đã làm được những việc chưa tốt, việc tốt nào. Mỗi khi con có nhiều việc làm tốt hãy khen thưởng con để con thích thú và phát huy.

Bảng đánh giá được lập ra sẽ tạo cho trẻ có những nhận thức rõ ràng về việc làm và suy nghĩ của mình, tạo động lực thúc đẩy để trẻ điều chỉnh và phát triển tốt hơn. Và những thói quen tốt này sẽ hình thành nhân cách theo trẻ suốt đời.

Lê Thùy

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.