Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0989121911tvnseos@gmail.comZalo

Cần làm gì khi nhận ra con bạn chậm phát triển trí tuệ so với lứa tuổi?

0

Cập nhật vào 17/10

Khả năng phát triển của mỗi trẻ đều khác nhau trong những giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Tuy nhiên, một số trẻ có thể chậm phát triển về trí tuệ hơn so với những đứa trẻ khác cùng tuổi khác. Điều này có thể do mắc chứng chậm phát triển trí tuệ. Vậy cha mẹ cần làm gì khi phát hiện ra con mắc chứng bệnh này.

1. Chậm phát triển trí tuệ là gì?

Chậm phát triển trí tuệ có nghĩa là trẻ học chậm hơn so với những đứa trẻ khác ở cùng độ tuổi và trải qua rất nhiều khó khăn khi học các kỹ năng cần thiết để sinh tồn và làm việc trong cộng đồng. Trẻ có thể bị chậm phát triển các kỹ năng giao tiếp, khả năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tự bảo vệ bản nhân và kỹ năng xã hội.

Đôi khi khả năng học tập của trẻ có thể chậm trong một khoảng thời gian nhưng những đứa trẻ này sau đó có thể bắt kịp tiến độ học tập và tiếp tục phát triển như những đứa trẻ cùng tuổi khác.

Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ
Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ

Tuy nhiên, nếu khả năng học tập tiếp tục chậm một cách đáng kể khi đứa trẻ lớn hơn và sự chậm trễ này ảnh hưởng rất lớn đến nhiều lĩnh vực phát triển của trẻ, các chuyên gia sẽ bắt đầu nghĩ đến tình trạng chậm phát triển trí tuệ.

Điều này có nghĩa là họ cho rằng trẻ sẽ tiếp tục học với tốc độ chậm hơn so với những đứa trẻ khác cùng tuổi khi chúng trưởng thành. Đây là quá trình để các chuyên gia có thể đánh giá đứa trẻ chính xác trước khi đưa ra chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ.

==> Theo các nhà khoa học chia sẻ, ở độ tuổi này bé có khả năng học và ghi nhớ kiến thức rất tốt, nếu các bậc phụ huynh muốn tìm trung tâm gia sư uy tín Hà Nội hãy liên hệ với gia sư Việt qua đường link: Gia Sư Việt

2. Cha mẹ cần làm gì khi nhận ra con mình mắc bệnh chậm phát triển trí tuệ

Cha mẹ là những người có vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ chậm phát triển. Bởi vì không ai yêu thương con bằng cha mẹ và không ai có thể đồng hành giúp con tốt hơn cha mẹ. Khi trẻ chậm phát triển, dù ở mức độ nào đi chăng nữa, vai trò của cha mẹ luôn được đặt lên hàng đầu trong việc chữa trị. Những việc cha mẹ có thể làm là:

– Chấp nhận thực tế và hỗ trợ, trợ giúp con trong hành trình đầy gian lao này. Hãy tin tưởng rằng trẻ sẽ vượt qua được và dù chậm phát triển nhưng trẻ vẫn có khả năng đạt được những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời.

– Đồng hành cùng con trong mọi hoạt động thường ngày – vui chơi, sinh hoạt ăn uống, vệ sinh thân thể…

– Hướng dẫn trẻ từ những hoạt động đơn giản nhất. Sau khi trẻ đã thực hiện được, cha mẹ mới nên bắt đầu tiếp tục với những hoạt động phức tạp hơn.

– Trong từng công việc, để tránh việc trẻ khó tiếp thu ngay một lúc, cha mẹ có thể chia nhỏ ra thành từng bước để trẻ kịp tiếp thu.

Cha mẹ hãy là người đồng hành với con vượt qua bệnh tật
Cha mẹ hãy là người đồng hành với con vượt qua bệnh tật

– Cha mẹ nên lặp đi lặp lại nhiều lần cho trẻ nhớ bởi trẻ chậm phát triển thường tiếp thu không nhanh nhẹn như trẻ bình thường. Chẳng hạn, khi dạy trẻ đánh răng, cha mẹ có thể chia thành các bước: lấy bàn chải, nặn kem đánh răng, đánh bên nào trước, vệ sinh lưỡi ra sao…

Mẹ xem thêm: Giúp mẹ hiểu sự phát triển nhận thức và tư duy của trẻ 6 tuổi

– Khi trẻ làm tốt một việc gì, cha mẹ đừng bao giờ quên khen ngợi và khuyến khích trẻ – kể cả đó là việc vô cùng nhỏ.

– Gần gũi nói chuyện và chơi cùng trẻ. Có thể trẻ sẽ không hiểu điều cha mẹ nói nhưng sẽ cảm nhận được tình thương từ cha mẹ.

– Cha mẹ nên đọc truyện cho trẻ, kể chuyện hàng ngày cho trẻ nghe, bày ra các trò chơi và cùng chơi với trẻ, khuyến khích vận động thể chất và cả trí tuệ…

– Cho trẻ giao tiếp xã hội nhiều: gặp gỡ người lớn và học cách chào, chơi cùng các bé khác… Đồng thời, cha mẹ đừng quên dạy trẻ cách ứng xử với người khác giới. Khi dạy trẻ những điều này tất nhiên không hề dễ chút nào, cha mẹ cần sự kiên trì rất lớn.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.