Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0989121911tvnseos@gmail.comZalo

Chia sẻ các kinh nghiệm quý dành cho gia sư mới vào nghề

0

Cập nhật vào 09/01

Nghề nào khi mới bắt đầu cũng gặp những bỡ ngỡ và nghề gia sư cũng như vậy. Dưới đây là những kinh ngiệm bạn cần biết cho những ngày đầu tiên đi dạy

Tạo thiện cảm ngay từ ngày đi làm đầu tiên

Kinh nghiệm làm gia sư buổi đầu tiên là vô cùng quan trọng, nó như chìa khóa mở rộng lòng tin của học sinh cũng như các bậc phụ huynh vậy.

Buổi đầu tiên đi dạy gia sư bạn không nên đến muộn, hãy đi đúng giờ và có hể đến sớm hơn. Trong buổi đầu tiên bạn không được quát mắng học sinh, hãy cư xử với bé thật nhẹ nhàng, sau khi dạy nhiều, hiểu rõ tính cách của bé như thế nào thì bạn mới xử sự theo cách riêng của mình. Nên trao đổi với phụ huynh và học sinh về phương pháp giảng dạy, trọng tâm của khóa học, xác định rõ được mục tiêu phấn đấu và kết quả đạt được trong tương lai.

Nếu bạn đang tìm kiếm cho bé yêu của mình một trung tâm gia sư uy ín, chất lượng tại Hà Nội bạn có thể truy cập tại Website: https://giasuviet.com.vn/ để có sự lựa chọn tốt nhất.

chia-se-cac-kinh-nghiem-quy-danh-cho-gia-su-moi-vao-nghe-2
Tạo thiện cảm ngay từ ngày đi làm đầu tiên

Nên có một bài test ngắn dành cho học sinh nhằm mục đích nắm bắt được trình độ, ưu nhược điểm của học sinh để định hướng phương pháp giảng dạy cũng như soạn giáo án cho phù hợp.

Nên dành 10-15 phút trong buổi đầu tiên để bạn làm quen, lắng nghe và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của học sinh. Ngoài việc trở thành một người thầy, bạn cũng nên trở thành một người bạn của học trò mình, nghe trò tâm sự, chia sẻ những câu chuyện trên lớp, những chuyện cá nhân mà trò không thể nói với phụ huynh…

Đối với những học trò bướng bỉnh, nghịch ngợm, ỷ lại

Việc quá khắt khe, rạch ròi đúng sai, quá coi nặng địa vị của thầy (cô) trong quá trình dạy những học trò nghịch ngợm nói riêng và học trò nói chung là hoàn toàn sai lầm. Trước hết hãy “lấy lòng” những học trò của mình. Vì hầu hết phụ huynh học sinh đều hỏi con cái mình về thái độ, khả năng và chất lượng dạy đối với học sinh như thế nào để quyết định cho gia sư tiếp tục công việc, tăng hoặc giảm số lượng buổi dạy, hay nghỉ việc để tìm người khác.

Góc chia sẻ:

chia-se-cac-kinh-nghiem-quy-danh-cho-gia-su-moi-vao-nghe-1
Đối với những học trò bướng bỉnh, nghịch ngợm, ỷ lại

Chính vì thế, thay vì quá khô khan như một thầy giáo hay cô giáo đứng trên bục giảng mà hàng ngày các em đã quá nhàm chán thì hãy dành chút thời gian cuối buổi để chơi một trò chơi, hay kể một câu chuyện cười, bàn luận về một tin tức, một hiện tượng của lứa tuổi các em…

Về cách xưng hô, vì sinh viên thường cũng không hơn quá nhiều tuổi với học trò thì nên xưng chị- em hay anh- em sẽ tạo sự gần gũi hơn là cách gọi cô – con, thầy – con. Khi học trò đã có thiện cảm với mình, gia sư mới có thể yên tâm là có lúc mình quát mắng chúng cũng sẽ ngồi yên chịu trận mà không phản ứng lại.

Tạo lòng tin cho các bậc phụ huynh từ những hành động nhỏ

Trước hết, không những trước mặt các bậc phụ huynh mà trước những học trò của mình, bạn đều phải thể hiện một tác phong làm việc chuyên nghiệp nhất. Bạn nên ăn mặc gọn gàng, đứng đắn để tạo vẻ bề ngoài dễ gần và tạo cho mình sự tự tin. Học trò luôn thích những gia sư thoải mái, tâm lý, ưa nhìn ngồi cạnh kèm cặp, khuôn mặt lúc nào cũng cau có, khó chịu khiến học sinh cảm thấy khó chịu và không muốn học. Tác phong sư phạm chuyên nghiệp bao gồm phong thái truyền đạt, lời nói, cách đi đứng, điệu bộ, thái độ, cử chỉ…

chia-se-cac-kinh-nghiem-quy-danh-cho-gia-su-moi-vao-nghe
Tạo lòng tin cho các bậc phụ huynh từ những hành động nhỏ

Một kinh nghiệm làm gia sư hay nữa giúp sinh viên tạo thiện cảm đối với cha mẹ học sinh là luôn luôn đến đúng giờ hoặc đến sớm vài phút và lúc ra về cũng nên về muộn hơn tầm 5 – 10 phút. Vào những ngày định kỳ trong tháng, hãy dành thời gian trao đổi một chút với các bậc phụ huynh về việc học của con em họ, bạn phải cho họ thấy sự tiến bộ, điểm yếu còn tồn tại và hướng giải quyết của bạn. Bạn phải luôn chứng tỏ rằng bạn là gia sư biết cách làm cho con em họ thay đổi và tiến bộ hơn.

Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm làm gia sư hữu ích. Để trờ thành một gia sư chuyên nghiệp thì việc trau dồi bản thân, tích lũy kinh nghiệm là vô cùng cần thiết. Thông qua những kinh nghiệm làm gia sư này, mong rằng bạn ngày càng hoàn thiện mình để trở thành một gia sư giỏi không chỉ về kiến thức mà còn về kỹ năng.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.