Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0989121911tvnseos@gmail.comZalo

Bà bầu có ăn được cà tím không? Các món ngon từ cà tím

0

Cập nhật vào 07/04

Quan niệm dân gian cho rằng, bà bầu ăn cà không tốt cho sức khỏe. Liệu quan niệm này có đúng? Tìm câu trả lời qua bài viết sau.

1. Hàm lượng dinh dưỡng trong quả cà tím

Cà tím có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng từ lâu đã trở nên vô cùng quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam. Cà tím còn có tên gọi khác là cà dái dê, có dạng quả dài hoặc quả tròn, vỏ màu tím căng bóng. Vỏ cà tím mỏng, bên trong nhiều thịt, ít hạt, khác hẳn với các loại cà pháo, cà bát.

Cà tím là thực phẩm quen thuộc giàu dinh dưỡng

Cà tím giàu vitamin C, K, B6, thiamin, niacin, magiê, phốt pho, đồng, chất xơ, axit folic, kali và mangan. Nó hầu như không có cholesterol, hoặc chất béo bão hòa. Cụ thể người ta tính được trong một khẩu phần 82 gram cà tím sống chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng sau:

  • Calo: 20
  • Carbs: 5g
  • Chất xơ: 3g
  • Protein: 1g
  • Mangan: 10% RDI (giá trị dinh dưỡng khuyến nghị hằng ngày)
  • Folate: 5% RDI
  • Kali: 5% RDI
  • Vitamin K: 4% RDI
  • Vitamin C: 3% RDI

2. Bà bầu có nên ăn cà tím không?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cà tím là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe bà bầu nhưng nên ăn có chừng mực và đúng cách. Cụ thể những lợi ích về sức khỏe cho bà bầu khi ăn loại quả này là:

Tăng cường acid folic phòng ngừa dị tật thai nhi

Trong trái cà tím chứa lượng folate, axit folic dồi dào, đây đều là những thành phần tối quan trọng trong giai đoạn hình thành thai nhi, có tác dụng ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh về hệ thần kinh.

Giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nó có thể dẫn đến biến chứng tiền sản giật, nguy cơ sinh non. Việc bổ sung cà tím cho chế độ ăn uống của bạn có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Cà tím có nhiều chất xơ và polyphenol, cả hai chất này có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu. Các nghiên cứu khác cho thấy polyphenol hoặc các hợp chất thực vật tự nhiên được tìm thấy trong thực phẩm như cà tím có thể làm giảm sự hấp thu đường và tăng tiết insulin, cả hai có thể giúp giảm lượng đường trong máu.

Các món ăn từ cà tím bổ sung nguồn chất xơ dồi dào cho cơ thể mẹ bầu

Các món ăn từ cà tím bổ sung nguồn chất xơ dồi dào cho cơ thể mẹ bầu

Bổ sung sắt tự nhiên, ngăn ngừa thiếu máu

Thiếu máu do thiếu sắt là vấn đề sức khỏe thường gặp nhất ở phụ nữ có thai. Trong cà tím giàu chất sắt, giúp dự phòng thiếu máu. Ngoài ra có vai trò quan trọng trong phát triển hồng cầu vì giúp chuyển hóa protein.

Tốt cho tim mạch

Chất xơ trong cà tím giúp giảm sự hiện diện của cholesterol “xấu” trong cơ thể, kích thích sự hấp thu cholesterol “tốt”. Giảm cholesterol xấu có thể ngăn ngừa các cơn đau tim, đột quỵ và xơ vữa động mạch.

Cuối cùng, các bioflavonoids trong cà tím có tác dụng làm giảm huyết áp, giảm sự căng thẳng và áp lực lên hệ thống tim mạch, giúp cải thiện sức khỏe và độ bền của trái tim của bạn.

Cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp

Chắc hẳn có tới 9/10 bà bầu gặp tình trạng đau nhức xương khớp khi mang thai. Cà tím rất tốt cho những người có nguy cơ suy thoái xương và loãng xương. Các hợp chất phenolic trong quả này giảm nguy cơ loãng xương.

Cà tím cũng chứa đáng kể lượng chất sắt và canxi, những chất không thể thiếu đối với sức khỏe của xương và sức khỏe cơ thể. Lượng kali trong cà tím giúp hấp thu canxi, khiến cho cà tím rất hữu ích cho bệnh loãng xương và sức khỏe của xương.

Hỗ trợ phòng ngừa ung thư

Cà tím cũng là nguồn tuyệt vời của chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại nhiều loại bệnh. Cà tím có chứa vitamin C – phần quan trọng của hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, cà tím có chứa mangan, một chất chống oxy hóa tự nhiên và khoáng chất cần thiết.

Cuối cùng, cơ thể của bạn được hưởng lợi từ nasunin và axit chlorogenic, hai chất chống oxy hóa hữu cơ chống lại các gốc tự do, cũng như chất kháng virus và kháng khuẩn.

Nhiều món ngon bổ dưỡng từ cà tím mẹ bầu có thể thử thêm vào thực đơn của mình

Nhiều món ngon bổ dưỡng từ cà tím mẹ bầu có thể thử thêm vào thực đơn của mình

3. Bà bầu ăn cà tím có hại gì không?

Trong thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nó giúp duy trì sức khỏe tốt cho mẹ và đồng thời đảm bảo dưỡng chất cho thai nhi phát triển toàn diện. Cà tím có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không hoàn toàn vô hại nếu bà bầu ăn quá nhiều.

Ngoài những công dụng tuyệt vời như đã kể trên, nếu mẹ ăn uống không đúng cách thì đã vô tình biến cà tím thành món ăn có hại cho thai nhi.

Cà tím chứa các phytohormones giúp điều trị các vấn đề về kinh nguyệt cho phụ nữ. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều cà tím sẽ có nguy cơ gây co thắt tử cung và thậm chí bị sảy thai.

Chất solanin trong cà tím hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư nhưng nếu mẹ bầu ăn nhiều sẽ gây ngộ độc hay bị dị ứng thực phẩm.

Ăn quá nhiều cà tím trong 3 tháng đầu thai kỳ làm tăng nguy cơ sảy thai

Ăn quá nhiều cà tím trong 3 tháng đầu thai kỳ làm tăng nguy cơ sảy thai

Thời gian mang thai chị em gặp rất nhiều các vấn đề như stress, căng thẳng, mệt mỏi. Song song với việc bổ sung dưỡng chất có lợi từ thực phẩm thì xây dựng chế độ nghỉ ngơi, thư giãn là điều cần thiết. Lúc mệt mỏi chị em có thể chơi game online để giải trí. 12BET là 1 trong những nhà cái cung cấp các trò chơi cá cược uy tín được nhiều người yêu thích hiện nay. Tham gia cá cược trực tuyến 12bet để nhận được nhiều phần thưởng hấp dẫn!

4. Những món ngon bổ dưỡng từ cà tím cho bà bầu

Cà tím thích hợp nhất là ăn vào những ngày thời tiết mát mẻ hoặc se lạnh. Các mẹ bầu cùng thử đổi mới thực đơn dinh dưỡng với các món đơn giản mà bổ dưỡng sau đây nhé!

Cà tím om đậu hũ

Nguyên liệu:

  • 3 trái cà tím lăn bột chiên hoặc nướng vàng mặt
  • 2 lạng thịt ba chỉ: thái mỏng
  • 3 miếng đậu hũ chiên
  • 1 trái cà chua
  • 1 muỗng canh nước sốt cà chua
  • ½ muỗng cà phê mẻ
  • ½  muỗng cà phê bột nghệ
  • ½  muỗng cà phê mắm tôm
  • Lá lốt, tía tô, hành lá: thái sợi nhỏ
  • Các loại gia vị

Cách chế biến:

  • Đem thịt đã thái mỏng ướp với nước mắm tôm, tỏi, bột nghệ, mẻ và nước mắm trong khoảng 15 phút.
  • Phi thơm hành tỏi và xào cà chua tạo màu đỏ.
  • trút phần thịt vào xào cùng.
  • Khi thấy thịt săn lại, cho thêm nước sốt cà chua vào xào tiếp trước khi cho nước lọc vào om.
  • Khi nước đã sền sệt, cho cà tím nướng vào cùng, sau đó đến đậu.
  • Giữ lửa liu riu đến khi nước sánh lại thì cho thêm hành lá, lá lốt và tía tô thái sợi vào.
  • Múc ra bát và thưởng thức khi còn nóng.

Món cà tím om đậu cực thích hợp ăn trong ngày lạnh

Món cà tím om đậu cực thích hợp ăn trong ngày lạnh

Cà tím xào tỏi

Nguyên liệu:

  • 3 trái cà tím cỡ vừa (tương đương 200gr)
  • 1 củ tỏi
  • 2 củ hành tím
  • 1 ít muối, nước tương, dầu mè

Cách chế biến:

  • Rửa sạch cà tím và cắt khúc vừa ăn.
  • Ướp cà tím với hành giã nhuyễn, ít muối và 1 muỗng cà phê dầu mè khoảng 15 phút trước khi đem hấp sơ qua.
  • Phi tỏi thơm trong chảo nóng với lửa vừa. Khi thấy tỏi vàng mặt, chia đôi phần tỏi, một để lại trong chảo và một để ra bát.
  • Cho cà tím đã hấp vào đảo thật nhanh tay với ít nước tương và nêm nếm vừa ăn.
  • Khi dọn ra dĩa, rắc thêm phần tỏi phi lên trên mặt và dùng nóng.

Cà tím xào tỏi - món nhậu lai rai ngon quên lối về

Cà tím xào tỏi – món nhậu lai rai ngon quên lối về

Cà tím sốt thịt băm

Nguyên liệu:

  • Phần cà tím: 3 quả cà tím, 150g thịt lợn băm, 15g tỏi, 15g gừng, 30g hành lá, 10g bột năng
  • Phần sốt: 30ml xì dầu, 60ml nước, 30ml dấm, 20g đường, 15g rượu

Cách chế biến:

  • Cắt cà tím thành những miếng vừa ăn.
  • Tiếp đến, bạn chiên sơ cà tím với dầu ăn trên chảo rồi vớt ra để ráo.
  • Pha các nguyên liệu ở phần làm sốt lại với nhau trong một chiếc bát con.
  • Phi thơm tỏi băm và gừng bào nhỏ.
  • Cho thịt lợn băm vào xào với tỏi và gừng.
  • Thêm sốt vừa pha vào đảo cùng thịt.
  • Cuối cùng, trút phần cà tím vào và xóc chảo để sốt áo đều các nguyên liệu. Cho bột năng vào để tạo độ sánh cho sốt.

Món cà tím sốt thịt băm cực kỳ đưa cơm

Món cà tím sốt thịt băm cực kỳ đưa cơm

5. Những lưu ý khi ăn cà tím tốt cho sức khỏe bà bầu

Để giảm bớt những tác hại không mong muốn của quả cà tím tới sức khỏe mẹ bầu, điều đầu tiên các chị em cần lưu ý là nên xây dựng thực đơn đa dạng món ăn và ăn món từ cà tím một cách điều độ.

Mẹ bầu chỉ nên ăn lượng cà tím vừa đủ, chỉ khoảng 200 gram mỗi bữa, mỗi tuần ăn tối đa 3 lần. Khi nấu, bạn nên cho thêm chút giấm, giấm sẽ phân hủy được chất solanine – một nguyên nhân gây ngộ độc. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần chú ý:

  • Không nấu cà tím ở nhiệt độ quá cao
  • Ngâm, rửa kỹ cà tím trước khi chế biến
  • Không ăn cà tím sống
  • Không ăn cà tím khi cơ thể có bệnh lý về đường tiêu hóa

Như vậy, bà bầu hoàn toàn có thể ăn cà tím và có rất nhiều món ngon bổ dưỡng từ cà tím cho bà bầu. Điều quan trọng là bà bầu cần phân chia thời gian, liều lượng ăn các món từ cà tím một cách điều độ để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc, nhiễm độc. Chúc các mẹ bầu một thai kỳ khỏe mạnh!

 

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.