Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0989121911tvnseos@gmail.comZalo

Cách giải quyết 5 tình huống dễ phát sinh khi dạy kèm học sinh tiểu học

0

Cập nhật vào 29/05

Khi gia sư tiểu học, bạn thường xuyên phải đối mặt với những tình huống bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đó là những tình huống nào? Và cách giải quyết ra sao? Bài viết chia sẻ 5 tình huống khi gia sư tiểu học và cách giải quyết.

Bạn Thanh Hương sinh viên năm thứ 3 trường Đại học sư phạm Hà Nội, người đã có kinh nghiệm đi dạy gia sư tiểu học chia sẻ: “Bản thân em là một sinh viên khoa Giáo dục tiểu học, ngay từ năm thứ nhất em đã làm quen với công việc gia sư.

Đa phần đều là những học sinh lười học, bướng bỉnh không chịu hợp tác với gia sư. Mới bắt đầu công việc, có thời gian em cảm thấy rất chán nản vì không thể thuyết phục được học sinh, đã có trường hợp em bỏ dạy giữa chừng.

Sau một vài lớp như vậy, em rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ ích khi dạy học sinh tiểu học điều cần nhất là phải nắm bắt được tâm lí học sinh.

Vì vậy mà bây giờ em lại cảm thấy thích thú khi nhận những bạn “cá biệt” hơn là những bạn ngoan ngoãn, nghe lời.

Để có thể dạy tốt gia sư phải nắm bắt được tâm lí của các em, tìm ra cách xử trí hiệu quả để các em có thể ngoan ngoãn nghe lời, vui vẻ hợp tác học.

Theo tổng hợp ý kiến từ các bạn gia sư, chúng tôi thấy có một số tình huống cơ bản khi gia sư tiểu học gặp, từ đó đưa ra cách giải quyết để các bạn gia sư có thể tham khảo.

Gia sư tiểu học thường xuyên gặp những tình huống nào trong giờ dạy

Gia sư tiểu học thường xuyên gặp những tình huống nào trong giờ dạy

Tình huống 1: Học sinh ương bướng, lười biếng, cãi lại lời của gia sư

Đây là tình huống mà rất nhiều gia sư tiểu học gặp phải. Gia sư nói học sinh không nghe lời, thậm chí khi gia sư nói học sinh quay đi làm việc riêng, cho bài tập không chịu làm.

Trường hợp học sinh cá biệt, cãi lại lời gia sư. Đây là những biểu hiện của học sinh cá biệt về cả ý thức học tập và thái độ.

Đứng trước tình huống này, la mắng hay bắt ép học sinh không phải là cách xử trí mang lại hiệu quả, hơn nữa cách này có thể khiến học sinh dễ phản ứng thái quá và khiến phụ huynh mất niềm tin vào gia sư.

Bạn cần khôn khéo “mền nắn rắn buông”. Trước tiên, gia sư hãy dừng ngay việc học, tiến hành hỏi han học sinh, có thể dùng cách nói chuyện tâm tình, “vì sao con lại hành động như vậy, con có biết hành động này là sai không?” và lắng nghe lời giải thích của học sinh.

Kinh nghiệm ngay từ buổi gia sư cần đứa ra các yêu cầu về thời gian, thái độ học tập, về yêu cầu làm bài tập về nhà.

Gia sư có thể làm một bản nội quy giờ học, dán lên tường trước bàn học của học sinh. Đưa ra yêu cầu trong buổi học đầu tiên, học sinh và gia sư đã có một cách thỏa thuận thống nhất.

Nếu vi phạm, học sinh cần tuân theo quy tắc xử phạt. Gia sư sử dụng cách này sẽ làm tăng tính tự giác cho học sinh và giúp gia sư trở nên nghiêm khắc hơn trong mắt học sinh.

Học sinh ương bướng, lười biếng, cãi lại lời của gia sư

Tuy nhiên bạn cũng nên linh hoạt trong các giải quyết, như bạn đã dùng cách này mà học sinh quá bướng, vẫn không chịu nghe lời, bạn nên dùng các hình phạt với học sinh như phạt viết bài, phạt viết bản tự kiểm điểm…

Nếu sau khi đã động viên trao đổi với học sinh nhiều lần mà không có kết quả, gia sư nên xem xét lại tâm lí học sinh, xem có tìm hiểu sai gì học sinh, tìm ra nguyên nhân vì sao học sinh lại có thể bướng bỉnh như vậy?, có nguyên nhân sâu xa nào khác chăng?

Hãy xắp xếp một buổi nói chuyện trao đổi trực tiếp với phụ huynh. Để tìm ra nguyên nhân của hành vi đó, hỏi thông tin từ phụ huynh từ đó đưa ra giải pháp và phương pháp học tập phù hợp.

Tình huống 2: Học sinh khóc trong giờ học

Tình huống này vừa khó xử với phụ huynh, vừa phải tìm cách dỗ dành học trò trong khi bản thân cũng đang rất bị ức chế.

Có thể nhận thấy các bé tiểu học rất hay dễ khóc, nguyên nhân cũng có lúc vô lý, ngay cả gia sư giàu kinh nghiệm, hay các thầy cô giáo thực thụ trên lớp cũng cảm thấy khó như: Cô giáo nói to cũng khóc, không làm được bài tập cũng khóc…

Trường hợp này gia sư cần phải hiểu được đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi nhỏ thường dễ bị xúc động, chưa thể làm chủ cảm xúc của mình. Trẻ con là vậy, không thể trách các em được. Gia sư phải hết sức khéo léo trong tình huống nhạy cảm này.

Gia sư cần ngừng bài học, tìm hiểu nguyên nhân học sinh khóc là gì. Giải thích nhẹ nhàng cho các em hiểu, khi các em ngừng khóc, gia sư phải nói chuyện rõ ràng với học sinh, hãy cố gắng làm bé cười bằng những hành động ngộ nghĩnh hay kể những mẩu chuyện cười.

Tình huống 3: Học sinh tiếp thu chậm

Không ít gia sư đau đầu về tình huống trẻ tiếp thu chậm. Để giải quyết tình huống này, thay vì bực tức, khó chịu, điều mà gia sư cần làm đó là kiên nhẫn, ân cần chỉ dạy để giúp trẻ tiếp thu chậm phát huy tối đa tiềm năng và sức mạnh của mình.

Hãy tìm ra nguyên nhân tạo sao trẻ tiếp thu chậm. Về phía gia sư cần xem lai cách dạy bài, kiến thức, phương pháp dạy học. Về phía trẻ có thể do trẻ mải chơi chưa tập trung hoặc trường hợp đặc biệt là do có vấn đề về trí não.

Dù là nguyên nhân từ đâu, thì gia sư cần giảng bài chậm lại theo đúng tốc độ mà học sinh có thể dễ dàng hiểu bài. Hãy cho trẻ thời gian và sự quan tâm ân cần mà chúng xứng đáng được hưởng để khám phá được hết các tiềm năng của mình.

Gia sư có thể lưu ý không gian học tập yên tĩnh, thiết kế các bài tập và bài học ngắn phù hợp với thời gian tập trung hạn chế của trẻ. Hãy kiên trì nhẫn lại, không cho phép trẻ bỏ cuộc, bạn có thể làm thay đổi nhận thức của học sinh.

Tình huống 4: Học sinh đưa ra những lí do không thể đồng ý

Gia sư làm thế nào trước những lí do mà học sinh đưa ra?

Gia sư làm thế nào trước những lí do mà học sinh đưa ra?

Đó là trường hợp gia sư dạy tiểu học gặp phải học sinh cố ý trốn tránh để không phải ngồi vào bàn học. Đến giời học, các em đưa ra nhiều lí do: Đau bụng xin đi vệ sinh nhiều lần, khát nước, quên vở bài tập ở trường, không nhớ thầy cô giáo giao bài gì hoặc yêu cầu được thỏa hiệp chơi điện tử, dùng điện thoại trong giờ học … Đây là chiêu bài mà những học sinh tinh quái hay bày ra để lảng tránh viêc học với gia sư.

Trước những tình huống như vậy, gia sư thường thấy bối rối và không giải quyết ra sao vì đó là những lí do tưởng chừng như hợp lí của học sinh vì đó là nhu cầu cần giải quyết ngay.

Nhưng gia sư quan sát thấy số lần  nhiều và thường xuyên diễn ra trong giờ học. Gia sư cần xác định nguyên nhân diễn ra hành động đó.

Nhẹ nhàng nhắc nhở, cố gắng tìm hiểu tại sao chúng lại có thái độ như vậy, phương pháp giảng bài của mình không thực sự cuốn hút hay do học sinh gặp phải chuyện gì buồn.

Nếu cảm thấy cần thiết hãy dành thời gian 15 phút để nói chuyện với học sinh, tâm sự với các em, ở lứu tuổi tiểu học chúng dễ mở lòng và nói ra suy nghĩ nếu cảm thấy tin tưởng và gần gũi với gia sư.

Tình huống 5: Học sinh có hành động tình cảm thái quá

Không phải là tình huống hiếm gặp, khi gia sư tiểu học, bạn được học sinh quá yêu mến, dẫn đến hành động thái quá đối với bạn như ôm cổ, hôn nhẹ trên má với học sinh lớp 1, 2…

Học sinh muốn thể hiện tình cảm với gia sư, điều này không thể ngăn cấm, về phía gia sư bạn cần khéo léo “từ chối” các hành động thái quá này của học sinh.

Trong trường hợp này gia sư cần có thái độ răn đe ngay trong lần đầu tiên nếu học sinh thể hiện tình cảm một cách quá đà. Đó là hành động không xấu nhưng lại không thích hợp đối với tình cảm cô trò. Cần vạch ra ranh giới nhất định, đưa ra những quy định để học sinh hiểu và tuân theo.

Có thể thấy dù chỉ làm công việc gia sư tại nhà nhưng rất nhiều tình huống có thể chưa xảy ra, bạn chưa thể kịp thời ứng xử khéo léo. Gia sư hãy sẵn sàng đón nhận và tìm cách để xử lí đạt hiệu quả cao nhất.

Đây có thể là những thử thách giúp bạn rèn luyện những kĩ năng cần thiết. Hi vọng những chia sẻ trên có thể giúp các bạn tham khảo khi xử lí tình huống mà mình gặp phải.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.