Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0989121911tvnseos@gmail.comZalo

10 Nguyên tắc giáo dục giới tính cho trẻ mầm non cha mẹ cần nhớ

0

Cập nhật vào 04/01

Việc giáo dục giới tính cho trẻ không phải bắt đầu ở tuổi 12, 13 hay 15 mà là từ khi lên 4. Hãy trang bị sớm để trẻ có thể bảo vệ mình trước nguy cơ xâm hại.

Phong tục cũng như văn hóa người Việt còn e ngại nhiều trong việc giáo dục giới tính cho trẻ, chính vì thế mà không mấy bé được trang bị đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng xử lý tình huống khi có những nguy cơ bị xâm hại.

Bạn không thể bảo vệ con mình 24/7, nhưng bạn có thể trang bị cho con những kiến thức để giảm thiểu nguy cơ và xử lý đúng đắn với mọi tình huống. Chính vì thế hãy giáo dục giới tính sớm cho con với những nguyên tắc dưới đây

1. Tạo môi trường thoải mái để tiếp cận vấn đề

Môi trường thoải mái có thể giúp bạn dễ dàng nêu vấn đề tiếp cận trẻ và trẻ cũng dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận thông tin. Nếu bạn tỏ ra căng thẳng hoặc lo lắng, e dè, nghi ngại thì trẻ sẽ khép kín, không phối hợp hoặc khó tiếp thu và kém hợp tác.

Tạo môi trường thân thiện khi nói chuyện với con
Tạo môi trường thân thiện khi nói chuyện với con

2. Bắt đầu nói chuyện về giới tính khi trẻ lên 4 tuổi

Đây là khoảng thời gian để trẻ xây dựng nhận thức về mọi vấn đề của thế giới và cả chính mình. Và đôi khi chúng nhanh nhạy hơn, tiếp thu được nhiều hơn những gì người lớn nghĩ. Hãy giúp trẻ tiếp cận vấn đề đúng đắn một cách tự nhiên ví dụ như giới thiệu cho trẻ những bộ phận nhạy cảm khi tắm cho trẻ.

3. Dạy cho trẻ những bộ phận riêng tư như những bộ phận khác

Khi dạy trẻ về mắt, mũi, tay, chân… cũng nên giới thiệu cho trẻ biết về những bộ phận nhạy cảm khác. Không nên né tránh, khiến trẻ tò mò, tự tìm tòi và dễ có cách nhận thức sai lệch.

==> Bạn đang muốn tìm cô giáo dạy toán lớp 8 cho đứa lớn của mình bạn tham khảo: địa chỉ trung tâm gia sư môn toán lớp 8 hàng đầu Hà Nội tại đường dẫn: https://giasuviet.com.vn/gia-su-toan-lop-8.html

4. Dạy trẻ cách bảo vệ vùng riêng tư này của mình

Việc này cần thực hiện càng sớm càng tốt. Hãy dạy cho con về nguyên tắc đụng chạm vào chỗ nhạy cảm này, bao gồm đối với cả người thân, cha mẹ hay người giữ trẻ. Hãy dạy trẻ cách che vùng kín ở những nơi công cộng, cách giữ vệ sinh và từ chối, tỏ thái độ không hài lòng khi người khác đụng chạm. Hãy thiết lập những tình huống giả định và định hướng trẻ cách xử lý.

5. Dạy trẻ bộ phận này là nơi đặc biệt

Cho trẻ biết rằng nơi đây là khu vực nhạy cảm và vô cùng đặc biệt, không những thế, nó là của riêng con và con có trách nhiệm bảo vệ nó. Không cho phép ai đó đụng chạm trừ khi khám bệnh và vệ sinh.

6. Dạy trẻ biết trân trọng cơ thể mình

Dù là vùng đặc biệt nhạy cảm nhưng đây cũng là một phần của cơ thể, đáng được bảo vệ, chăm sóc và trân trọng. Trẻ cần có phản ứng chống lại với bất cứ hành động mang tính xâm phạm nào mà khiến trẻ không cảm thấy thoải mái.

Dạy trẻ cách trân trọng cơ thể mình
Dạy trẻ cách trân trọng cơ thể mình

7. Giải thích cho trẻ hiểu không ai có quyền cưỡng ép hay xâm hại trẻ, đặc biệt là vùng kín

Điều này dạy trẻ biết cách cảnh giác với mọi người kể cả những người thân quen. Nhấn mạnh rằng không có bất cứ ai có quyền cưỡng ép hay xâm hại con, đặc biệt là vùng nhạy cảm.

8. Dạy trẻ tin vào cảm nhận của chính mình

Nếu con thấy không thoải mái hoặc mất an toàn hãy bảo họ dừng lại. Nhiều khi, những cảm nhận trực giác của trẻ là vô cùng chính xác và bảo vệ trẻ khỏi những hành động mang tính xâm hại. Để tránh những điều xấu có thể xảy ra với bé, các bậc phụ huynh tham khảo: Sai lầm cha mẹ thường mắc khi giáo dục giới tính cho con

9. Chia sẻ với người đáng tin cậy

Trong trường hợp trẻ bị xâm hại và bị đe dọa không được nói với ai, hoặc trẻ lo lắng sợ hãi không dám chia sẻ, giữ bí mật cho riêng mình thì tình trạng này có nguy cơ cao vẫn còn tiếp diễn. Hãy dạy trẻ cách chia sẻ với những người đáng tin cậy và có thể giúp rẻ vượt qua được vấn đề này.

10. Hãy giúp trẻ tin rằng bạn luôn đứng phía sau và bảo vệ trẻ khỏi những tổn thương

Những kẻ xâm hại thường dọa trẻ nếu trẻ nói ra thì chẳng ai tin, không những thế có thể trở thành trò cười hoặc bị bêu xấu. Hãy nói với trẻ rằng bạn luôn tin và có thể giúp trẻ vượt qua mọi khó khăn, cũng như tin con biết làm như thế nào là đúng, nên tin cha mẹ hay tin những kẻ làm con bị tổn thương.

Với những nguyên tắc giáo dục giới tính tại gia đình cho trẻ độ tuổi mầm non kể trên, một phần nào có thể giúp con có thể hình dung ra những tình huống xấu. Từ đó trang bị kỹ năng tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.