Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0989121911tvnseos@gmail.comZalo

10 câu hỏi thường gặp về hiện tượng đau đầu sau gáy

0

Cập nhật vào 07/12

Nhiều người thường chủ quan về hiện tượng đau đầu sau gáy vì nó rất thường gặp trong cuộc sống. Đây có thể là triệu chứng là bệnh lý nguy hiểm nhiều người mắc phải.

Hiện tượng đau đầu sau gáy xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, nhất là đối với dân văn phòng, người ngồi máy tính nhiều. Đau đầu sau gáy thường được mọi người coi nhẹ vì nó giống như “đến rồi lại đi”, nhưng nếu để lâu dài sẽ ảnh hượng xấu trực tiếp đến cơ thể bạn. Sau đây là 10 câu hỏi thường gặp về hiện tượng đau đầu sau gáy. Nào hãy cùng tiinlove.net tìm hiểu bài viết sau đây:

  1. Đau đầu phía sau gáy là bệnh gì?

Triệu chứng đau đầu phía sau gáy xuất hiện có thể là từ một loại bệnh lý nào đó như u não, thiếu máu lên não, thoái hóa cột sống,… Bệnh sẽ khiến người bệnh đau đầu từng cơn, chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, dễ cáu gắt, nóng nảy.

Đây không phải là căn bệnh nguy hiểm và hoàn toàn có thể chữa được. Chỉ cần người bệnh tìm được nguyên nhân và cách chữa trị hợp lý thì sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

10 câu hỏi thường gặp về hiện tượng đau đầu sau gáy 1

  1. Bệnh đau đầu sau gáy có nguy hiểm không?

Theo thống kê ở châu Âu, căn bệnh này khá phổ biến ở người trưởng thành:
– 51% tỷ lệ mắc phải chứng đau đầu căng thẳng

– 14% lỷ lệ mắc bệnh đau nửa đầu

– 4% tỷ lệ người mắc để bệnh phát triển đến mãn tính

– 1% tỷ lệ người mắc phải vào bệnh viên cấp cứu

Hội Đau đầu Quốc tế (IHS) đã tìm hiểu rất sâu về căn bệnh này đã đưa ra công bố rằng đa số mắc các trường hợp bệnh này được xếp vào loại lành tính, có thể tự khỏi mà không cần đến phương pháp chữa trị, nhưng một nhóm nhỏ trong số còn lại xếp vào loại đau đầu ác tính, có biểu hiện phức tạp, gây ra những cơ đau đầu d. ữ dội, biểu hiện rõ rệt và gây ảnh hưởng đến đời sống của con người.

  1. Nguyên nhân gây bệnh đau đầu sau gáy là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh đau đầu sau gáy:

  • Do thói quen sinh hoạt: Nếu như bạn bị nhức nửa đầu sau một vài ngày gần đây thì có thể là do bạn đang gặp phải căng thẳng, stress, làm việc quá sức hoặc ngủ nghỉ không điều độ dẫn đến đau mỏi phần nửa đầu phía sau, đau ê ẩm đầu.
  • U não: Nếu triệu chứng đau nửa đầu phía sau xuất hiện ngày một nhiều và kèm theo hiện tượng ù tai thì cần hết sức lưu ý vì điều đó có thể là dấu hiệu cảnh báo người bệnh có khối u xuất hiện trong não bộ. Chính sự có mặt và phát triển của khối u làm đè nén và khiến chức năng tuần hoàn máu bị giảm sút dẫn đến những cơn đau đầu xuất hiện thường xuyên hơn.
  • Thoái hóa đốt sống cổ: Một nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến nhức nửa đầu phía sau chính là do thoái hóa đốt sống cổ. Khi đó, ngoài việc đau mỏi vai, gáy, cổ thì bạn còn liên tục bị những cơn đau đầu phía sau, có thể âm ỉ hoặc dữ dội. Nếu để cơ thể quá lâu trong một tư thế, hoặc hoạt động sai tư thế, cơn đau sẽ kéo dài và mạnh hơn.
  • Bệnh đau nửa đầu Migraine (hay còn gọi là đau đầu vận mạch) là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến những cơn đau nửa đầu phía sau. Đây là căn bệnh ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở Việt Nam, gây ra những triệu chứng đau nhức ở một bên nửa đầu trái, phải, phía trước hoặc nhức nửa đầu phía sau. Bệnh đau nửa đầu đặc trưng với những cơn đau nhói, giật thon thót ở nửa đầu, có thể lan sang phía sau gáy hay đỉnh đầu. Các cơn đau kéo dài 4-72h, thường kèm theo triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn, cơn đau tăng lên khi vận động.
  1. Biểu hiện thường gặp khi bị đau nửa đầu sau gáy là gì?

Thông thường các cơn đau nửa đầu sẽ kéo dài với mức độ, cường độ khác nhau. Những biểu hiện thường gặp như:

– Sợ ánh sáng, âm thanh

– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược thần kinh

– Đau tập trung ở vùng đầu phía sau gáy (trái hoặc phải), có thể lan rộng ra nhiều vòng khác.

  1. Những triệu chứng nguy hiểm xuất hiện kèm theo cơn đau?

  • Cơn đau dữ dội không thể kiểm soát, thậm chí thuốc giảm đau cũng không thể làm giảm cơn đau (cơn đau kéo dài từ 4-72 tiếng)
  • Đau nặng phần đầu gáy, thường xuyên nhức đầu sau gáy, nhất là tại các khối cơ
  • Tê nửa đầu sau gáy
  • Buồn nôn
  • Sốt cao
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Giảm thị lực, thính lực
  • Sợ ánh sáng, âm thânh
  • Loạn ý thức, nói ngọng, suy giảm trí nhớ

10 câu hỏi thường gặp về hiện tượng đau đầu sau gáy 3

  1. Chúng ta cần phải làm gì khi cảm thấy dấu hiệu ngày càng nặng?

Hãy đến gặp bác sĩ và tiến hành những cuộc kiểm tra, khám cụ thể để nhận biết được kết quả chính thức của bệnh. Bác sĩ biết sẽ làm gì để giúp bạn điều trị cơn đau đầu sau gáy này.

  1. Chúng ta có thể làm những phương pháp tự nhiên nào giúp giảm đau đầu?

Châm cứu, massage: Là một cách giảm cơn đau đầu tốt nhất, giúp bạn thư giãn, tịnh tâm và giảm được những cơn đau đầu

Ăn uống hợp lý: Thiết lập một chế độ ăn khoa học là điều bạn cần phải làm ngay lập tức nếu muốn chữa được căn bệnh này. Hãy tăng cường ăn rau xanh, các loại trái cây để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể

Tập thể dục: Rất là hiệu quả cho những người bị đau đầu sau gáy. Hãy dành thời gian tập thể dục để tăng cường sức đề kháng một cách tốt nhất

10 câu hỏi thường gặp về hiện tượng đau đầu sau gáy 4

  1. Những thói quen xấu nào khiến chúng ta bị đau đầu sau gáy

  • Nằm, ngồi, hoạt động sai tư thế ảnh hướng lớn đến cơ gân, mạch máu và hệ thần kinh tại vùng cổ vai gáy
  • Vùng cổ gáy bị nhiễm lạnh do ngồi dưới điều hòa nhiệt độ thấp phả vào gáy, hay để quạt tổng thẳng vào gáy, cổ.
  • Vùng cổ vai gáy bị chấn thương
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
  • Không bổ sung nước đầy đủ
  1. Những đối tượng nào có thể mắc bệnh đau đầu sau gáy?

  • Những người lao động nặng liên quan đến cổ, vai, gáy
  • Nhân viên văn phòng, thợ chế tác trang sức, lái xe,… làm việc quá lâu ở một tư thế
  • Người già bị áp lực
  • Phụ nữ
  1. Lời khuyên cho những người mắc bệnh đau nửa đầu?

Khi ngồi hay đứng đều phải đúng tư thế, không làm việc quá lâu tại cứ 30 phút nên dừng lại, đứng lên để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu.

Nhiều người có thói quen khi mỏi cổ thường bẻ cổ, lắc cổ cho kêu để hết mỏi cổ nhưng thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng.

Khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường máu đến cơ bắp.

Xem thêm :

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.