Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0989121911[email protected]Zalo

Những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh rối loạn trí nhớ?

0

Cập nhật vào 07/12

Những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh rối loạn trí nhớ? – Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Hãy theo dõi và tham khảo ngay để đề phòng.

Trí nhớ là khả năng lưu giữ các thông tin đã thu lượm được từ trước. Muốn được lâu bền, trí nhớ cần qua quá trình sử dụng, ôn luyện. Khi não hoạt động, lưu lượng máu trong não tăng lên, giúp các tế bào thần kinh nhận đủ lượng ôxy và dưỡng chất cần thiết.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn trí nhớ: suy giảm chức năng các giác quan, có bệnh lý về mạch, lao lực quá độ hoặc stress về tinh thần. Ngoài ra, chế độ ăn thiếu vitamin, chất khoáng và trạng thái suy dinh dưỡng cũng ảnh hưởng xấu tới trí nhớ. Để biết cụ thể về bệnh rối loạn trí nhớ cũng như những dấu hiệu nhận biết, bạn có thể tham khảo thêm tại hellodoctors.vn. Còn trong bài viết này, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu các nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn trí nhớ trong bài viết dưới đây để giúp bạn có cách phòng tránh kịp thời.

Nguyên nhân gây rối loạn trí nhớ

Do ảnh hưởng của bệnh lý tâm thần

Đó là các bệnh như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu… làm giảm tập trung chú ý; biểu hiện cảm xúc ngày càng khô khan, tư duy nghèo nàn, ý chí suy giảm, hoạt động yếu đuối đi đến chỗ không thiết làm công việc gì, khả năng lao động và học tập, chú ý, trí nhớ đều giảm.

Sau chấn thương sọ não

Hậu quả của chấn thương sọ não rất khác nhau, từ hồi phục hoàn toàn đến để lại các di chứng nặng nề về thần kinh và tâm thần.

Do các bệnh nhiễm khuẩn

Các bệnh lý hay gặp là viêm não, màng não do vi khuẩn, virut, viêm màng não lao, sốt rét ác tính thể não, giang mai não, HIV/AISD…

Do nhiễm độc

Các chất độc thâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau, tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây ra tổn thương thần kinh và các rối loạn tâm thần rất đa dạng, cấp tính hoặc kéo dài.

Do nghiện rượu và thuốc phiện

Nghiện rượu làm ảnh hưởng đến hiệu suất công tác, đến sức khỏe tâm thần và thể chất, làm tổn thương đến các mối quan hệ gia đình và đời sống xã hội.

Do stress

Tình trạng stress không chỉ gây ra những tác động xấu đối với cơ thể mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đối với trí nhớ, đặc biệt là phản ứng stress cấp tính.

Động kinh

Động kinh là một bệnh mạn tính, trong cơn, người bệnh có thể có những rối loạn vận động. Những hành vi đó có tính chất tự động, không mục đích và người bệnh sau đó không nhớ những gì xảy ra.

Thiếu hụt vitamin B12

Vitamin B12 giúp duy trì các tế bào thần kinh khỏe mạnh và các tế bào máu đỏ. Thiếu hụt vitamin B12 là tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi và có thể gây ra các vấn đề trí nhớ.

Suy giáp

Tuyến giáp kém (suy giáp) làm chậm quá trình xử lý các chất dinh dưỡng để tạo ra năng lượng cho tế bào (trao đổi chất). Vì vậy, bệnh này có thể dẫn đến các triệu chứng rối loạn trí nhớ như lãng quên và các vấn đề suy nghĩ khác.

Các khối u

Một khối u não có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ hoặc các triệu chứng khác giống như chứng mất trí nhớ.

Phòng ngừa và hạn chế rối loạn trí nhớ

Phần lớn các rối loạn về trí nhớ có thể chữa trị được. Nên áp dụng một số biện pháp sau đây:

– Nếu rối loạn trí nhớ do các giác quan bị suy yếu (mắt nhìn hoặc tai nghe không rõ), khiến bệnh nhân khó ghi nhận chính xác những điều cần nhớ: Nhiều khi chỉ cần tăng cường chức năng cho các giác quan đó (thay kính hoặc chọn một máy nghe thích hợp) để lấy lại trí nhớ.

– Nếu nguyên nhân gây rối loạn trí nhớ là các bệnh lý về mạch (cholesterol quá cao, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp) làm cản trở tuần hoàn nuôi dưỡng tế bào não, cần điều trị kịp thời các bệnh này để tránh nguy cơ cho tim và não.

– Nếu suy giảm trí nhớ do lao lực quá độ hoặc stress về tinh thần (thường xảy ra ở người trẻ), cần tạo điều kiện nghỉ ngơi thư giãn. Giấc ngủ tự nhiên là liều thuốc rất bổ ích để phục hồi trí nhớ và các hoạt động về trí tuệ. Cần tránh dùng thuốc an thần, thuốc gây ngủ vì chúng làm hại trí nhớ.

– Có chế độ ăn uống hợp lý với các muối khoáng giúp não hoạt động tốt như canxi, phốt pho, kali. Các axit béo có trong dầu cá (đặc biệt là axit docosahex acnoic), các vitamin A, B1, B6, B9, B12, C… đều cần thiết cho sự tái tạo và hoạt động của tế bào não. Phần lớn các chất kể trên có trong thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc, rau quả…

>>>Xem thêm…: 8 lợi ích không ngờ khi bạn ăn sữa chua hàng ngày

– Cho não tập thể dục bằng cách học thuộc lòng một bài hát, một bài thơ…, ghi chép vào sổ tay những điều cần nhớ để luyện trí nhớ.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.