Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0989121911[email protected]Zalo

Bạn biết gì về căn bệnh cường giáp ở trẻ em?

0

Cập nhật vào 07/12

Cường giáp là một căn bệnh ảnh hưởng đến sự phát tiển của trẻ nhỏ cả về thể chất lẫn trí tuệ. Bài viết dưới đây sẽ cung cập một số thông tin cơ bản về căn bệnh cường giáp ở trẻ .

Hãy cùng tiinlove.net tìm hiểu bài viết sau đây:

  1. Tìm hiểu về bệnh cường giáp ở trẻ em

Cường giáp là một căn bệnh mà trẻ nhỏ có thể mắc phải. Căn bệnh này còn được gọi với tên “Nhiễm độc giáp” bởi bệnh hình thành do tuyến giáp tiết quá nhiều hormone. Khi mắc bệnh này thì nồng độ hormone T3 và T4 trong máu trẻ rất cao, trong khi đó mức TSH lại rất thấp dẫn đến tình trạng mất cân bằng.

bệnh cường giáp ở trẻ em 1

bệnh cường giáp ở trẻ em

Có hai loại bướu cổ hay gây ra hội chứng cường giáp là bệnh Basedow, hay còn gọi là bướu cổ lồi mắt và bướu cổ đa nhân nhiễm độc.

Một số biểu hiện khi trẻ bị bệnh cường giáp đó chính là tình trạng bướu cổ kèm theo đó là một số rối loạn khi ăn: ăn nhiều, uống nhiều, đổ mồ hôi, hay cáu gắt, bực tức và khó chịu, có thể sụt cân rất nhanh (trong một thời gian ngắn có thể giảm tới 10kg). Xét nghiệm máu có thể thấy các rối loạn về hormone tuyến giáp như giảm TSH, tăng T3, T4.

Bệnh có liên quan đến cơ chế miễn dịch, đặc biệt là trong bệnh Graves (giáp độc), thường tìm thấy có sự tăng sinh tuyến hung, lách và hệ thống lympho. Trong Graves thường thấy có tế bào lympho tăng cao trong máu ngoại vi. Người ta thấy trong bệnh Graves có nhưng kháng thể tự miên kích thích lên hệ thống nội tiết gọi là những tế bào kháng thể đặc biệt (TSAb) kích thích lên tuyến giáp có quan hệ giữa thể HLA và gen kiểm soát các đáp ứng miễn dịch của tuyến giáp là các HLA-DR3 và HLA-B8. Riêng hiện tượng lồi mắt trong giáp độc là do một kháng thể đặc biệt khác gây nên, không phải là TSAb.

2.     Triệu chứng bệnh cường giáp ở trẻ em

Theo thống kê hiện nay thì có khoảng 5% bệnh nhân bị cường giáp dưới 15 tuổi. Thông thường, bệnh sẽ được phát hiện khi phát bệnh từ 6 đến 12 tháng.

  • Rối loạn tinh thần kinh: Những trẻ bị cường giáp thường có triệu chứng rối loạn, hoảng loạn tinh thần. Trẻ dễ bị xúc động, lo lắng và không kiềm chế được cảm xúc của bản thân. Nếu như ở độ tuổi nhỏ thì việc ngủ đến với trẻ khá dễ dàng thì đối với những trẻ mắc bệnh cường giáp thì ngược lại, trẻ rơi vào tình trạng trằn trọc, khó ngủ, hay bị giật mình giữa đêm. Khi gặp chuyện gì hồi hộp thì lòng bàn tay đổ rất nhiều mồ hôi.

bệnh cường giáp ở trẻ em 2

Trẻ mắc bệnh cường giáp thường bị bướu cổ

  • Bướu cổ: Bướu cổ là tình trạng mà các trẻ bị bệnh cường giáp đều gặp phải. Cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra vùng cổ của con xem có những dấu hiệu bất thường như sưng to không để kịp thời đưa trẻ đến trung tâm y tế khám và chữa bệnh.
  • Tim mạch: Một trong những triệu chứng mà trẻ em bệnh cường giáp thường gặp phải đó chính là tim mạch có vấn đề. Nhịp đập tim thường nhanh hơn so với trẻ bình thường, đôi khi xuất hiện tình trạng đánh trống ngực, đau vùng trước tim. Nếu nặng thì trẻ còn bị chứng tim to, suy tim dẫn đến huyết áp tăng cao rất nguy hiểm.
  • Dấu hiệu về mắt: Khi nhìn vào mắt những trẻ bị bệnh cường giáp, nếu chú ý chúng ta sẽ dễ phát hiện. Mắt của trẻ bị bệnh thường long lanh và ít chớp, mắt lồi sang 2 bên rất thiếu thẩm mĩ. Nhiều trẻ sau một thời gian mắc bệnh bị suy giảm thị lực.
  • Rối loạn phát triển thể chất: Trẻ bệnh cường giáp cũng có một số triệu chứng khác liên quan đến rối loạn thể chất như: chiều cao tăng nhanh đột ngột, ăn nhiều nhưng trẻ gầy sút, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, chậm phát triển dậy thì.

Nếu các cha mẹ phát hiện con em mình có các triệu chứng trên thì hãy đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết để có cách điều trị hiệu quả cho bé nhé.

Xem thêm:

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.