Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0989121911tvnseos@gmail.comZalo

Đau đầu Migraine và cách chẩn đoán dựa vào hình ảnh MRI

0

Cập nhật vào 07/12

Đau đầu là một tình trạng thường gặp cũng nhiều như đau lưng vậy. Đau đầu có nhiều nguyên nhân, nhiều loại và nhiều mức độ. Nhưng nhìn chung, đau đầu khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu và mất tập trung tinh thần. Bệnh đau nửa đầu Migraine là một nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này.

Những mô tả của người bệnh về tình trạng đau đầu thường ít rõ ràng và mang tính chủ quan: từ vị trí đau, cách thức khởi phát cơn đau, cường độ và hướng đau đến thời gian kéo dài cơn đau, v.v… Từ những lời khai đó rất khó cho bác sĩ định hướng nguyên nhân, ví dụ như u não hay viêm tắc động mạch cột sống cổ hay động mạch nền, thiên đầu thống (glaucoma), các tổn thương xoang, tổn thương răng hàm mặt…  Ngoài ra cần lưu ý các yếu tố sự kiện liên quan như tuổi tác, chu kỳ kinh nguyệt cùng các biểu hiện gia tăng rối loạn hành vi, “căng thần kinh” stress, v.v…

Nguồn gốc của đau đầu rất đa dạng, bao gồm các tổn thương trong hộp sọ, giãn động mạch trong hoặc ngoài hộp sọ, viêm nhiễm hoặc tắc nghẽn các xoang hàm xoang mũi, đau đầu có nguồn gốc từ hốc mắt, nguồn gốc cân cơ, mỏm gai đốt sống cổ và kích thích màng não, hay đau dây thần kinh chẩm… Sau chọc dò tủy sống hay tư thế nằm cũng gây đau đầu và đôi khi liên quan đến dị dạng mạch máu và một số tình trạng bệnh lý khác. Tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu sẽ có phương án điều trị khác nhau. Ví dụ cách điều trị đau dây thần kinh chẩm sẽ khác với cách điều trị bệnh đau nữa đầu.

Triệu chứng của bênh đau nửa đầu Migraine

Đau đầu được phân ra 2 loại, đau migraine có và không có cơn thoáng (with aura & without aura) hay có hoặc không triệu chứng báo trước với tỷ lệ 1/5, đau đầu cluster, cơn đau đầu dữ dội, đau đầu do kích thích màng não, do u não, và do viêm động mạch thái dương… Tất nhiên đau đầu còn xảy ra ở người có bệnh lý mắt và võng mạc, chấn thương sọ não, liệt nửa người, trong đột quỵ và cơn thiếu máu thoáng qua. Đau đầu migraine xảy ra từng đợt, thường một bên đầu, từng cơn, bắt đầu khi còn trẻ. Đau đầu migraine ở trẻ em rất khó chẩn đoán, biểu hiện kèm theo thường là đau bụng, nôn ói, từng đợt chóng mặt mất thăng bằng và thay đổi khí sắc, tính nết, hành vi cư xử,…

Đau đầu migraine có thể chẩn đoán được nếu có bệnh sử rõ ràng và sẽ khó khi không đủ hội chứng thần kinh dẫn tới nguồn gốc đau đầu migraine, khi kèm các rối loạn tâm thần kinh và khi tái diễn nhiều thể loại đau đầu migraine khó phân biệt với các loại đau đầu khác.

Sau các đo điện não, siêu âm não, làm lưu huyết não thì chụp cộng hưởng từ (MRI) thường được sử dụng để tiếp tục tìm chẩn đoán. Hình ảnh MRI ở bệnh nhân đau đầu migraine ngày nay được nhiều tác giả nghiên cứu với nhiều kết quả rất đáng quan tâm, đó là hình ảnh MRI não bộ có gia tăng đậm độ của chất trắng  HSSB (HyperSignaux de la Substance Blanche).

Trong một nghiên cứu tập hợp các phân tích ( meta-analyse) Swartz và cộng sự cho biết HSSB thường gặp trên MRI của bệnh nhân migraine với chỉ số nguy cơ gia tăng có ý nghĩa: 3,9  (2,26 – 6,72) so với nhóm chứng. Nhận định này được Kruit và cộng sự nghiên cứu lại trong chương trình nghiên cứu CAMERA cho thấy có nguy cơ tăng HSSB ở chất trắng vùng sâu (nhưng không tăng ở vùng chung quanh não thất) rõ rệt ở phụ nữ bị nhiều cơn đau đầu migraine mỗi tháng. Nguồn gốc bệnh lý của HSSB ở những bệnh nhân migraine còn chưa rõ, nhưng có thể tìm hiểu theo hướng nghiên cứu chức năng hoạt động của NADH (nicotinamide adenine dinucleotide). NADH là một chất trắng vận chuyển năng lượng sợi tế bào mitochondriale và là một coenzyme hiện diện ở tất cả các tế bào có chức năng  hỗ trợ các enzyme chuyển tải các phân tử trong phản ứng giảm oxy (oxydo-reduction) trong chuyển hóa hình thành ATP. Các rối loạn của NADH rất phức tạp trong cơn đau đầu migraine kéo theo giảm oxy tại chỗ. Đây là yếu tố chính phát sinh áp lực xâm lấn vỏ não –  nguyên nhân đầu tiên (primum movens) được giả định trong sinh lý bệnh học của đau nửa đầu migraine.

Một hướng nghiên cứu khác được Imamura và cộng sự tiến hành cho thấy tỷ lệ huyết tương metalloproteinase type 9 (MMP-9) tăng rõ rệt ở bệnh nhân đau đầu migraine có hoặc không có cơn thoáng ở nhóm chứng và ở bệnh nhân có cơn đau đầu dữ dội. Tỷ lệ MMP-9 tăng cao hơn ở ở bệnh nhân đau đầu có cơn migraine trong vòng 04 ngày trở lại. Mặt khác MMP-9 được biết đến với vai trò thoái hóa chất kết dính ngoài tế bào và có tác dụng tăng thẩm thấu mao mạch. MMP-9 cũng rất phức tạp trong áp lực xâm lấn thần kinh, trong viêm nhiễm thần kinh và thiếu máu não bộ. Ngoài ra người ta còn hiểu biết tất cả các lợi ích của MMP-9 trong khả năng hình thành HSSB… Tuy nhiên cho đến ngày nay, các HSSB còn là các ORNI hay các vật thể tròn không xác định.

Thông điệp của chúng ta đối với người bệnh và đối với các bác sĩ đa khoa là HSSB chắc chắn hiện diện khá nhiều ở bệnh nhân đau đầu migraine nhưng không thể là đặc trưng để tiên lượng bệnh, nhất là không thể là yếu tố xấu hình thành trạng thái bệnh lý. HSSB còn là chủ đề nghiên cứu lâu dài.

Như vậy, để điều trị đau đầu migraine bác sĩ cũng phải hiểu “đối tác” của mình về khả năng mô tả triệu chứng với các đặc trưng tâm lý trong giao tiếp khi cơn đau dài ngày làm thay đổi nhận thức hành vi, thay đổi ý tưởng nhận định triệu chứng đau. Kiến thức tổng quan và kinh nghiệm, thời gian và sự nhạy cảm nghề nghiệp sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán để lựa chọn chiến lược điều trị phù hợp.  Điều trị bao gồm kiểm soát cơn và phòng ngừa, nhưng trong thực tế người bệnh thường gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh, tâm thần trễ sau khi được dùng hoặc tự dùng thuốc giảm đau…

Biểu hiện của bệnh đau nửa đầu Migraine

Điều trị đau đầu migraine khá phức tạp và thuộc về chuyên khoa nội thần kinh. Tuy nhiên, vẫn thường gặp người bệnh tìm đến chuyên khoa tâm thần sau một thời gian được dùng khá nhiều loại thuốc, được ghi điện não, đo lưu huyết não,  siêu âm não, CT và IMR sọ não. Chẩn đoán đau đầu migraine đúng và sớm nhất để “đặt” tình trạng bệnh hiện tại nhẹ, trung bình hay nặng và vào “nấc thang” điều trị nào, sẽ chọn lựa loại thuốc thích hợp nào có lẽ quan trọng nhất. Đến đây thì yếu tố tâm lý hỗ trợ người bệnh thông tin khách quan các yếu tố có thể khởi phát cơn đau và xem xét thông tin ấy hợp với cả quá trình bệnh sử cũng không kém phần quan trọng. Thực tế lâm sàng cho thấy vấn đề này trở nên quan trọng hơn khi các kết quả cận lâm sàng không mang lại hỗ trợ có ý nghĩa nào.

Nhiều người bệnh trở nên ám ảnh với cơn đau đầu của mình hoặc có thể các cơn đau đó là biểu hiện của một thông tin nào khác còn bị che giấu trong một hoàn cảnh mà người bệnh không thể vượt qua được với cơ chế rất phức tạp. Các biểu hiện này hay gặp ở phụ nữ trung niên, người già và có thể  xem như hội chứng đau nền tảng tâm lý bệnh, hội chứng đau hỗn hợp hay đau không chuyên biệt, và có thể là tiêu chuẩn chẩn đoán của một thể rối loạn trầm cảm. Đến thời kỳ này không còn điều trị cắt cơn đau mà ở giai đoạn phòng ngừa, trong đó việc kết hợp thuốc chuyên khoa tâm thần, thần kinh và tâm lý trị liệu đôi khi rất hiệu quả.

Xem thêm :

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.