Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0989121911tvnseos@gmail.comZalo

Thường xuyên bị đánh trống ngực sau khi ăn có nguy hiểm không?

0

Cập nhật vào 07/12

Đánh trống ngực đôi khi chỉ đơn giản là việc cảm nhận được nhịp tim của bản thân. Sau khi ăn, một số người thường xuyên xuất hiện tình trạng đánh trống ngực, liệu có nguy hiểm?.

Thường xuyên bị đánh trống ngực sau khi ăn có nguy hiểm không? 1

Đánh trống ngực hay hồi hộp tim là tình trạng người bệnh có cảm giác nhịp đập của tim mình nhanh, mạnh và đột ngột. Tùy theo nguyên nhân, đánh trống ngực có thể lành tính hoặc ngược lại có khi là một dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

  1. Nguyên nhân đánh trống ngực sau khi ăn:

  • Dị ứng với caffein, caffein có nhiều trong các loại đồ uống như: café, soda, nước tăng lực,…
  • Các thực phẩm hỗ trợ trong bữa ăn và một vài loại thực phẩm hỗ trợ có thể gây ra tim đập nhanh, bao gồm: Nhân sâm, cây sơn trà, cây ma hoàng, cam đắng, cây nữ lang,…
  • Một số loại phụ gia trong đồ ăn cũng có thể gây ra tình trạng đánh trống ngực như: mỳ chính/bột ngọt.
  • Tim đập nhanh có thể gây ra do hoạt động nhai nuốt. Với một số người, đứng lên sau khi dùng thuốc an thần có thể gây ra tim đập nhanh. Tim đập nhanh cũng có thể là do cảm xúc. Nếu bạn ăn trong tâm trạng lo lắng hoặc căng thẳng, đó cũng có thể là nguyên nhân của vấn đề.
  • Nếu bạn ăn phải thực phẩm có thuốc trừ sâu hay thuốc kích thích thì cũng có thể làm xuất hiện tình trạng đánh trống ngực.
  • Đánh trống ngực sau khi ăn có thể không liên quan đến vấn đề về thức ăn ma liên quan đến một số vấn đề khác như:
  • Dùng một số loaị thuốc như: pseudoe-phedrin có trong thuốc cảm, cocain, amphetamin, phencyclidin, thuốc trị hen suyễn như albuterol hit, theophyllin hoặc các thuốc thay thế nội tiết tố tuyến giáp có gây đánh trống ngực.

Thường xuyên bị đánh trống ngực sau khi ăn có nguy hiểm không? 2

  • Ở phụ nữ mang thai thường hay đánh trống ngực do các biến đổi về nội tiết và tăng lưu lượng máu (tim phải tăng cường bơm máu đến tử cung để giúp thai nhi phát triển). Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ trước, trong và sau giai đoạn mãn kinh cũng làm tăng tần suất các cơn đánh trông ngực.
  • Ngoài ra, đánh trống ngực sau khi ăn có thể do bạn mắc một số bệnh như:
  • Cường giáp: Tuyến giáp là một hình bướm, nằm ngay cổ, áp sát khí tấm giáp. Khi tuyến giáp tiết nhiều nội tình trạng cường giáp. Triệu chứng thường có là đánh trống ngực, sụt cân, bướu cổ kèm theo mắt lồi, tim đập nhanh trên 100 lần/phút, cần điều trị cường giáp (Basedow).
  • Thiếu máu: Khi cơ thể không đủ hồng cầu mất máu hay thiếu chất sắt, suy thận.,. Các chứng thiếu máu bao gồm mệt, SUV yếu. Khó đánh trống ngực, vẻ mặt tái, bàn tay nhạt. Huyết áp có thể thấp, nhịp tim thường nhanh trên 100 lần/phút, cần điều trị máu.
  • Cách hồi: là một dấu hiệu khá đặc trưng của lộng mạch chi dưới. Người bệnh có biểu hiện mỏi , a đau hoặc cảm giác chuột rút (vọp bẻ) khi đi lại, khi thì đau chân. Độ dài, quãng đường đi hoạt:  độ đau, thời gian hổi phục phản ánh mức độ của bệnh tác động mạch chi dưới.
  1. Đánh trống ngực sau khi ăn có nguy hiểm không?

Đánh trống ngực sau khi ăn được xem là nguy hiểm khi kèm theo một trong các triệu chứng liên quan đến bệnh tim mạch như sau:

  • Khó thở là cảm giác phải gắng sức khi thở, khó thở xảy ra thường xuyên dù không hoạt động thể lực mạnh mẽ.
  • Đau thắt ngực là cơn đau như bóp nghẹt ở vùng tim hay nặng hơn là đau như dao đâm, cơn đau kéo dài hơn hai phút, có thể là biểu hiện của bệnh lý tim mạch.
  • Ngất: một số rối loạn nhịp tim như rung thất, rung nhĩ hoặc bệnh lý động mạch cảnh, có thể gây ra ngất.

Thường xuyên bị đánh trống ngực sau khi ăn có nguy hiểm không? 3

  • Phù: thường gặp phù chân do các bệnh lý tim mạch tím tái da và niêm mạc do máu không được hoa oxỵ đủ. Tím tái thường thấy ở đầu các ngón tay và quanh môi kèm theo đau đầu, chóng mặt, mổ hôi lạnh.
  • Đánh trống ngực lành tính là phản ứng bình thường của tim với một tình huống bất thường, có thể gắng sức đột ngột hoặc lo âu, hay dùng chất gây hưng phấn nhiều quá (như caffein, nicotin).

Nếu sau khi ăn hiện tượng đánh trống ngực xuất hiện thường xuyên hơn kèm theo những dấu hiệu kể trên thì hãy đến bác sĩ để được kiểm tra chi tiết.

Xem thêm:

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.