Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0989121911tvnseos@gmail.comZalo

Hồng cầu trong máu tăng cao – Nguyên nhân và cách điều trị

0

Cập nhật vào 07/12

Nếu số lượng hồng cầu lớn hơn 5 triệu/mm3 thì được xem là tăng hồng cầu hay hồng cầu trong máu tăng cao. Bệnh hồng cầu trong máu tăng cao có thể dẫn đến bệnh suy tim, tắc mạch máu não, xuất huyết ở não… Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh tăng hồng cầu như thế nào. Chúng ta cùng tham khảo bài viết:

Hồng cầu trong máu tăng cao - Nguyên nhân và cách khắc phục 1

Tăng hồng cầu thường diễn biến rất chậm và khó phát hiện, bệnh chỉ được phát hiện khi xét nghiệm máu và đếm số lượng hồng cầu có trong máu. Nếu số lượng hồng cầu lớn hơn 5 triệu/mm3 thì được xem là tăng hồng cầu hay hồng cầu trong máu tăng cao. Ngược lại nếu lượng hồng cầu thấp hơn 3 triệu/mm3 thì người đó lại được xem là có lượng hồng cầu thấp và có nguy cơ cao bị mắc bệnh thiếu máu.

  1. Nguyên nhân bệnh hồng cầu trong máu tăng cao

Có nhiều nguyên nhân gây tăng hồng cầu trong máu, có thể do lượng oxy cung cấp cho cơ thể bị hạn chế, hoặc do một bệnh lý nào đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất hồng cầu.

Cơ thể có thể tăng sản xuất hồng cầu để bù đắp lại một số bệnh lý gây ra giảm nồng độ oxy như:  Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn, suy tim,…

Do sống ở vùng cao, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh lý khác của phổi như: Xơ phổi, ung thư phổi,…Hội chứng ngừng thở khi ngủ, hút thuốc lá,…

Ngoài ra, khi các tế bào hồng cầu quy tụ lại cùng một vị trí nhưng vấn đảm bảo duy trì số lượng cũng sẽ gây ra tình trạng huyết tương (chất lỏng trong máu) giảm đi mà số lượng tế bào hồng cầu lại tăng lên. Đây gọi là tăng nồng độ tế bào trong máu.

Bên cạnh đó, một số bệnh về xương tủy cũng là nguyên nhân dẫn đến tăng hồng cầu trong máu khi mắc các bệnh như rối loạn tăng sinh tủy hoặc bệnh đa hồng cầu.

Người bị bệnh thận cũng dễ mắc tình trạng hồng cầu tăng cao do tế bào hồng cầu được kích thích sản xuất nhiều hơn sau khi người bệnh thực hiện phẫu thuật thận hoặc bị ung thư thận.

  1. Các biểu hiện bệnh hồng cầu trong máu tăng quá cao

  • Mới đầu, người bệnh mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, đau trong xương hoặc các khớp (liên tục hoặc từng cơn), rối loạn tiêu hóa (nôn, táo bón).
  • Da đỏ tím, nhất là khi trời lạnh (có thể khi lên cơn ho thì màu tím mới rõ), đỏ ở mặt và các đầu ngón tay, ngón chân, màn hầu đỏ tươi hoặc có màu mận chín. Do những đặc điểm này, bệnh nhân dễ bị tưởng nhầm là có vấn đề về hô hấp.

Hồng cầu trong máu tăng cao - Nguyên nhân và cách khắc phục 2

  • Lách to vừa, mật độ chắc và nhẵn, có khi đau.
  • Ngoài ra, bệnh nhân còn có một số dấu hiệu khác như: tăng huyết áp, tim to, có những biểu hiện tắc nghẽn mạch thoáng qua ở não. Về thận, ít có protein niệu.

Các xét nghiệm máu cho thấy hồng cầu tăng rất cao, 7-9 triệu, có khi lên tới 12 triệu/ml máu (bình thường, ở người Việt Nam, nam giới có 4,2- 5,4 triệu hồng cầu/ml máu, nữ có 4 – 4,9 triệu). Bạch cầu, tiểu cầu và độ nhớt máu tăng.

  1. Các biến chứng của bệnh hồng cầu trong máu tăng cao

Bệnh phát triển từ từ. Trong vòng 5-20 năm, toàn trạng bệnh nhân vẫn bình thường. Bệnh có lúc tăng lúc giảm. Nếu được điều trị, bệnh sẽ tiến triển chậm hơn, lượng hồng cầu có thể ổn định trong nhiều năm.

Nếu không được điều trị, bệnh thường tiến triển nặng dần. Bệnh nhân bị gầy sút và sẽ chết do các biến chứng như nhiễm trùng (đặc biệt là nhiễm lao), suy tim, tắc mạch máu não, xuất huyết ở não, đường tiêu hóa và tiết niệu. Ngoài ra, bệnh có thể tiến triển thành các bệnh máu ác tính như tăng hồng cầu non, tăng bạch cầu.

Hồng cầu trong máu tăng cao - Nguyên nhân và cách khắc phục 3

Một khi các biến chứng đã xảy ra, việc chẩn đoán rất dễ bị sai lệch và bệnh cũng không thể cứu chữa được. Vì vậy, việc điều trị cần được tiến hành sớm.

Xem thêm:

  1. Cách điều trị bệnh hồng cầu trong máu tăng cao

– Trích máu liên tiếp 1-3 lần/tuần, mỗi lần 100-200 ml. Sau đó cứ cách 2 tháng trích máu một lần.

– Dùng các hóa chất phóng xạ như phot pho phóng xạ P32, tiêm vào tĩnh mạch 4-7 milicuri trong một lần. Có có thể tiêm lại tùy theo tiến triển của công thức máu. Sau từ 2 đến 4 tháng phải đánh giá lại bệnh.

– Dùng thuốc gián phân: Clorambucil, Leukeran…

– Có khi phải cắt lách.

5/5 - (3 bình chọn)
Share.

Comments are closed.