Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0989121911[email protected]Zalo

Bạch cầu cao khi mang thai nguy hiểm cả mẹ và thai nhi

0

Cập nhật vào 15/10

Trong quá trình mang thai, các chỉ số bạch cầu trong máu, bạch cầu trong nước tiểu của mẹ bầu thường cao hơn so với phụ nữ không mang thai. Vậy lượng bạch cầu cao ở mẹ bầu có sao không, chỉ số bao nhiêu là cao và điều này có ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi hay không. Chúng cùng tìm hiểu bài viết:

Bạch cầu tăng cao khi mang thai có gây nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi hay không? Hãy cùng chúng ta tìm hiểu thông qua bài viết này về những mối nguy hiểm cần lường trước khi bạch cầu tăng cao ở mẹ bầu nhé:

1. Bạch cầu là gì?

Bạch cầu và hồng cầu đều là những tế bào máu quan trọng trong cơ thể của con người. Hồng cầu có chức năng vận chuyển, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động của các bộ phận trong cơ thể. Còn bạch cầu là tế bào máu trắng giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh như các vi khuẩn, virus.

Tế bào bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể và sẽ xuất hiện ngay khi có vi khuẩn tại các vết xước hoặc vết thương. Bạn thường thấy những chất lỏng màu trắng hoặc màu vàng nhạt ở các vết thương sát trùng chảy ra, đó chính là bạch cầu. Lượng tết bào bạch cầu luôn được dữ trữ tại nhiều bộ phận trong cở thể con người như: Xương, lá lách…

Xem thêm:

Bạch cầu tăng cao khi xuất hiện nhiễm trùng trên cơ thể mẹ bầu
Bạch cầu tăng cao khi xuất hiện nhiễm trùng trên cơ thể mẹ bầu

2. Nguyên nhân bạch cầu cao khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chỉ số bạch cầu trong nước tiểu tăng cao khi mang thai, dưới đây là những nguyên nhân chính khiến chỉ số bạch cầu tăng cao ở phụ nữ khi mang thai:

Phụ nữ mang thai bạch cầu tăng do nhiễm trùng bàng quang hoặc bị kích ứng

Nhiễm trùng tiểu là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới sự xuất hiện bạch cầu trong nước tiểu. Nhiễm trùng tiểu thường xuất hiện ở thận, niệu quản, niệu đạo, bàng quang. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai, hầu hết nhiễm trùng tiểu là nhiễm trùng tiểu dưới, thường gặp ở bàng quang và niệu đạo.

Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo và bắt đầu nhân lên trong bàng quang, từ đó dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng tiểu. Nhiễm trùng tiểu có thể lan sang thận nếu người bệnh không được điều trị đúng cách.

Tắc nghẽn đường tiết niệu là nguyên nhân chính khiến số lượng bạch cầu cao khi mang thai

Tắc nghẽn đường tiết niệu có thể dẫn tới tiểu máu (nước tiểu có lẫn máu) ở phụ nữ mang thai. Tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu này có thể là do sỏi thận, khối u hoặc các vật chất bên ngoài khác.

Sỏi thận dẫn đến tình trạng thai phụ có bạch cầu cao

Trong nước tiểu của phụ nữ mang thai thường có chứa nhiều bạch cầu hơn mức bình thường cũng có thể đó là dấu hiệu của bệnh sỏi thận. Trong nước tiểu tự nhiên có chứa những khoáng chất hòa tan và muối, người có hàm lượng cao các khoáng chất và muối này thì thường có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận.

Những nguyên nhân khiến chỉ số bạch cầu trong nước tiểu tăng cao khi mang thai

Quá trình mang thai cũng là nguyên nhân khiến bạch cầu cao trong nước tăng lên

Phụ nữ mang thai thường có một mức độ bạch cầu trong máu cao hơn so với mức bình thường. Vì vậy thai phụ thường gặp phải tình trạng bạch cầu trong nước tiểu. Nếu hàm lượng bạch cầu trong nước tiểu ở mức độ an toàn thì sẽ không gây nguy hiểm cho thai phụ, còn nếu hiện tượng này xuất hiện kèm những triệu chứng khác thì bạn nên khám bác sĩ để phát hiện và điều trị sớm vì vấn đề này sẽ gây khó khăn cho quá trình mang thai của bạn.

Lượng bạch cầu cao khi mang thai do nhịn tiểu

Nhịn tiểu là điều không hề tốt với phụ nữ mang thai, nếu bạn nhịn tiểu trong thời gian dài và thường xuyên thì sẽ làm suy yếu bàng quang, và gây tiểu khó. Nếu bàng quang chứa nước tiểu quá lâu, sẽ gây ra nhiễm trùng, và điều này sẽ làm tăng lượng bạch cầu trong nước tiểu.

Một số nguyên nhân khác khiến phụ nữ mang thai bạch cầu tăng

Một số bệnh ung thư tuyến tiền liệt, bàng quang hay ung thư thận;

Do ảnh hưởng của thuốc giảm đau và chống đông máu;

Bệnh về máu như thiếu máu hồng cầu hình liềm;

Làm việc, hoạt động quá sức.

3. Chỉ số bạch cầu khi mang thai bao nhiêu là cao

Bình thường, chỉ số hàm lượng bạch cầu trong nước tiểu của phụ nữ phải dưới 10. Nếu khi xét nghiệm nước tiểu trong quá trình mang thai nếu thấy chỉ số bạch cầu trong nước tiểu vượt ngưỡng 500 thì đó là dấu hiệu nguy hiểm vượt quá ngưỡng giới hạn. Kết quả xét nghiệm trên 500 thì chắc chắn mẹ bầu đang bị nhiễm trùng vùng tiết niệu. Kết quả xét nghiệm chỉ số bạch cầu càng cao thì tình trạng nhiễm trùng của cơ thể mẹ bầu càng nặng.

Nếu chỉ số bạch cầu trong nước tiểu trên 500 thì chắc chắn mẹ bầu đang bị nhiễm trùng vùng tiết niệu

4. Bạch cầu tăng cao có thể dẫn đến nhiễm độc thai nghén

Nguy cơ có thể lường trước được khi lượng bạch cầu tăng cao hơn so với mức bình thường, đó là tình trạng nhiễm độc thai nghén. Điều này có hại sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi. Các triệu chứng có thể nhận thấy như: bị sụt cân, mất nước, tiền sản giật.

Nếu như mẹ bầu không được điều trị kịp thời khi có những dấu hiệu này thì rất có thể bị sảy thai, chết lưu thai. Đối với mẹ bầu, có thể để lại các di chứng khác như: liệt nửa người, viêm thận…Đối với thai nhi, khi bị nhiễm độc thai kỳ, bé sẽ kém phát triển, sức đề kháng yếu và một số trường hợp dị tật bẩm sinh.

Trên đây là những lưu ý về hiện tượng bạch cầu tăng cao ở phụ nữ khi mang thai. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích giúp mẹ bầu nhận biết và phòng tránh kịp thời.

Bạch cầu tăng cao có thể dẫn đến nhiễm độc thai nghén
Bạch cầu tăng cao có thể dẫn đến nhiễm độc thai nghén

5. Chỉ số bạch cầu tăng cao khi mang thai mẹ bầu nên làm gì

Nếu đã phát hiện lượng bạch cầu cao khi mang thai thì tất nhiên bạn phải tới gặp ngay bác sỹ chuyên khoa để giúp bạn chuẩn đoán nguyên nhân và tình trạng viêm nhiễm đến mức độ nào. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị an toàn phù hợp cho mẹ và thai nhi.

Để tránh hiện tượng số lượng bạch cầu cao khi mang thai, các mẹ bầu cần chú ý

Khi mang thai từ những giai đoạn đầu của thai kì, mẹ bầu nên thực hiện ngay những biện pháp sau:

– Uống thật nhiều nước: Khi mang thai nhu cầu nước tăng cao, mẹ bầu phải đảm bảo cung cấp 2 đến 3 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ bầu có thể uống thêm nước dừa để lọc đi cặn bã trong ống tiểu.

–  Cân bằng hàm lượng muối trong nấu ăn, đừng ăn quá mặn hoặc quá cay.

–  Cung cấp chất sắt bằng một số thực phẩm như thịt hoặc sữa kết hợp với ăn nhiều trái cây.

–  Khám thai định kỳ thường xuyên.

6. Phụ nữ mang thai bạch cầu tăng cao nên ăn gì

Riêng với những người có lượng bạch cầu tăng cao bạn cần bổ sung các thực phẩm dưới đây giúp lượng hồng cầu tăng lên, đối phó với việc bạch cầu tiêu hủy chúng:

Củ dền: Dền là một loại củ đặc biệt, được chứng minh là giúp tăng số lượng hồng cầu trong máu một cách đáng kể. Với loại củ này, người dùng có thể ép nước uống, nấu canh, nấu cháo, …

Bí ngô: Bí ngô là một loại thực phẩm giúp tăng hồng cầu trong máu. Không những thế, chúng có chứa rất nhiều vitamin A, giúp cơ thể sản sinh ra tiểu cầu và tạo ra các protein quan trọng. Với loại thực phẩm này, bạn có thể dùng để nấu cháo, nấu canh, hay làm sữa bí ngô,…

Rau má: Rau má là một loài cây có khả năng tai tạo lại những tế bào hồng cầu đã bị tổn thương. Với loại cây này, bạn có thể ép nước, xào, …

Củ cải: Trong củ cải co chứa một lượng sắt tương đối lớn cùng vitamin và khoáng chất. Các chất này sẽ giúp quá trình sản sinh hồng cầu diễn ra nhanh hơn, đồng thời, tăng cường khả năng hấp thụ và vận chuyển oxi trong máu.

Sữa chua: Các nhà khoa học đã phân tích và chứng minh rằng sữa chua có chứa các probiotic, giúp cải thiện va tăng cường số lượng tế bào bạch cầu trong máu. Do đó, người bị bạch cầu tăng nên sử dụng tỏi khi số lượng bạch cầu đã trở về giới hạn cho phép. Bạn đọc xem thêm những Lợi ích của sữa chua với sức khoẻ để biết cách sử dụng tốt nhất.

Những thực phẩm phụ nữ mang thai nên ăn khi chỉ số bạch cầu tăng cao

Các loại hạt: Hạt điều, quả óc chó, hạt dẻ, hạt hạnh nhân, … là những loại hạt rất tốt cho quá trình làm tăng hồng cầu trong máu, cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể.

Thịt đỏ: Trong thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, thịt dê, thịt cừu, …) có chứa rất nhiều sắt, hỗ trợ quá trình tái tạo các hồng cầu bị tổn thương và sản sinh ra cac tế bào hồng cầu mới.

Hải sản: Hải sản cũng là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sản sinh hồng cầu. Hãy chế biến các món ăn với tôm, cua, ốc, ngao, sò, hàu, … để tăng lượng hồng cầu cho cơ thể nhé.

Tham khảo: Yeutre.vn

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.