Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Lượng bạch cầu trong máu tăng cao có phải bị ung thư hay không?

0

Cập nhật vào 07/12

Lượng bạch cầu trong máu tăng cao có phải bị ung thư hay không? Tăng cao lượng bạch cầu trong máu không nhất định 100% là bị bệnh ung thư, tuy nhiên nếu kèm các triệu chứng: sốt, đau khớp, mệt mỏi, yếu sức, da đổi thành màu trắng nhợt, hay bị nhiễm trùng, chảy máu chân/nướu răng.. chắn chắn nguy cơ ưng thử rất cao.

Mặc dù, bạch cầu là một trong những tuyến phòng vệ quan trọng của cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Nhưng lượng bạch cầu tăng cao không nói lên hệ miễn dịch của bạn sẽ mạnh mẽ hơn. Nó biểu hiện những trạng thái xấu của cơ thể như viêm, virut xâm nhập, các vấn đề hô hấp và có thể là những bệnh nguy hiểm. Có rất nhiều người đặt ra câu hỏi “Tăng cao lượng bạch cầu trong máu có phải bị ung thư hay không?”. Hãy đọc bài viết này để tìm được câu trả lời!

Tế bào bạch cầu hay tế bào máu trắng là “chiến binh” dũng cảm và mạnh mẽ nhất của hệ miễn dịch. Chúng được lưu trữ trong tủy xương và được đưa vào trong máu bất cứ khi nào mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Bệnh tăng bạch cầu trong máu là một tình trạng sức khoẻ, biểu hiện bằng việc có quá nhiều bạch cầu trong máu. Phạm vi bình thường của số lượng bạch cầu là khoảng từ 4.300-10.800/microlit máu. Gọi là tăng cao lượng bạch cầu là khi số lượng bạch cầu trên 15.000/microlit máu.

Nhiều người sẽ lo lắng rằng nếu bạch cầu tăng cao nhất định là đã mắc ung thu máu. Bởi, ung thư máu còn được biết đến với cái tên quen thuộc “bệnh máu trắng”, tức là có quá nhiều tế bào máu trắng sẽ gây ung thư máu.

Nhưng không phải lúc nào tăng cao lượng bạch cầu cũng có hại. Nghĩa là, khi cơ thể có các phản ứng tự miễn dịch, phản ứng khi dùng thuốc, bị căng thẳng hay tiêu hóa một bữa ăn lớn cũng sẽ tạo ra nhiều bạch cầu hơn.

Nguyên nhân phổ biến nhất của bạch cầu là các bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng. Một số nguyên nhân thường gặp có thể làm lượng tế bào bạch cầu cao:

Tăng cao lượng bạch cầu trong máu có phải bị ung thư hay không? 1

Các triệu chứng ho, sốt, dị ứng, viêm,… làm tăng cao lượng bạch cầu trong máu

  1. Bạch cầu trong máu tăng cao do căng thẳng nghiêm trọng

Tinh thần căng thẳng có thể làm các tế bào bạch cầu để tăng cao đến mức bất thường. Các nghiên cứu cho thấy sự hăng hái quá mức, lo lắng và căng thẳng làm tăng mức cortisol trong máu. Cortisol là một hoocmon gây ra phản ứng “chiến đấu” của cơ thể. Khi mức cortisol của cơ thể vượt quá ngưỡng, tủy xương phải làm việc trong trạng thái quá sức để làm tăng bạch cầu.

  1. Phản ứng thuốc làm tăng bạch cầu trong máu

Một số loại thuốc cũng có thể gây ra sự gia tăng đáng kể trong bạch cầu, nhưng ảnh hưởng chỉ là tạm thời. Những loại thuốc này bao gồm thuốc chống viêm, thuốc chống ung thư và thuốc cho các vấn đề về tinh thần khác nhau.

Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Hematology của Anh, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thuốc lithium tạo ra một thông điệp hóa học tới não, khiến hệ thống miễn dịch tạo ra nhiều bạch cầu hơn.

  1. Nguyên nhân gây lượng bạch cầu trong máu tăng lên do nhiễm trùng

Một số bạch cầu tăng cao có thể là do nhiễm virut, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Khi cơ thể chống lại nhiễm trùng, tủy xương phải hoạt động hết năng suất để giải phóng nhiều bạch cầu hơn. Đây là phản ứng miễn dịch bình thường để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.

Nếu một người bị nhiễm virut, tế bào bạch cầu sẽ xuất hiện nhiều trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng. Trong thời điểm này, hệ thống miễn dịch đang hoạt động ở mức đỉnh điểm để phản ứng lại các tác nhân gây hại.

  1. Viêm làm tăng lượng bạch cầu trong máu

Viêm được gọi là phản ứng miễn dịch thông thường chống lại các chất gây kích ứng có hại. Tình trạng này thường do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Viêm thường do các bệnh tim, khớp, dị ứng và rối loạn hô hấp như hen. Tất cả các loại viêm có thể làm cho mức độ bạch cầu tăng đột biến. Một khi viêm giảm bớt, lượng bạch cầu sẽ trở lại mức bình thường. Viêm thường xảy ra ở phụ nữ mang thai bởi khả năng vận động và vệ sinh cùng với chế độ sinh hoạt vợ chồng không khoa học khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bạch cầu tăng cao hơn so với người bình thường.

  1. Các bệnh tủy xương làm gia tăng số lượng bạch cầu

Bệnh tủy xương là một rối loạn nghiêm trọng của tủy xương. Bệnh tủy xương phổ biến nhất làm tăng lượng bạch cầu là bệnh bạch cầu. Đây là một tình trạng nguy hiểm, khi tủy xương sản xuất quá nhiều tế bào bạch cầu và được giải phóng vào máu.

Bệnh đa xơ máu là một bệnh trạng tủy xương được đặc trưng bởi sự sản xuất quá nhiều hồng cầu. Tình trạng này là do đột biến gen. Cùng một đột biến có thể kích hoạt tủy xương giải phóng một lượng bạch cầu lớn.

Bệnh xơ tủy nguyên phát cũng có thể làm tăng số lượng bạch cầu. Tình trạng này là do sự sản xuất tế bào máu bất bình thường, làm gia tăng số lượng bạch cầu trong giai đoạn đầu của chứng viêm.

  1. Bệnh ung thư máu làm tăng số lượng bạch cầu một cách đột biến

Chắc hẳn đây là vấn đề quan trọng cho câu hỏi mà bài viết đặt ra. Chính xác là tăng cao lượng bạch cầu có thể là triệu chứng của một người mắc ung thư máu.

Bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể bằng cách tiêu diệt các chất lạ xâm nhập vào cơ thể. Khi loại tế bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ làm chúng thiếu “thức ăn” và có hiện tượng ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần gây, vì thế người mắc bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu máu dẫn đến tử vong.

Xem thêm: Hồng cầu trong máu tăng cao – Nguyên nhân và cách khắc phục

Tăng cao lượng bạch cầu trong máu có phải bị ung thư hay không? 2

Bạch cầu cao quá ngưỡng, giảm số lượng hồng cầu cùng một số triệu chứng đi kèm là biểu hiện của bệnh ung thư máu

Ngoài triệu chứng bạch cầu tăng cao, bạn có thể bị ung thư máu nếu xuất hiện những triệu chứng như: sốt, đau đầu, đau khớp, mệt mỏi, yếu sức, da đổi thành màu trắng nhợt, hay bị nhiễm trùng, chảy máu chân/nướu răng, dễ bầm tím, biếng ăn, sút cân, sưng nề bụng hoặc cảm giác khó chịu ở bụng,…

Như vậy, tăng cao lượng bạch cầu trong máu không nhất định 100% là bị bệnh ung thư. Nó có thể chỉ là biểu hiện của các triệu chứng thông thường như viêm, nhiễm trùng, virut tấn công do ho, sốt, vết thương ngoài da, các vết thương bên trong cơ thể. Hay những bệnh có mức độ nghiêm trọng cao hơn như viêm phổi, viêm dạ dày,… Để chắn chắn, bạn cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa để thực hiện xét nghiệm máu.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.