Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0989121911[email protected]Zalo

Lưu ý khi điều trị và phòng tránh bạch cầu tăng cao đối với phụ nữ mang thai

0

Thời kỳ mang thai là giai đoạn cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi nhất. Trong đó, những thay đổi về nội tiết là rõ rệt nhất. Triệu chứng bạch cầu tăng cao cũng xuất hiện trong giai đoạn này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những lưu ý khi điều trị và phòng tránh bạch cầu tăng cao đối với phụ nữ mang thai qua bài viết này nhé.

Hiện tượng bạch cầu tăng ở phụ nữ mang thai

Mẹ bầu nên đi kiểm tra, xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán, phòng ngừa các bệnh có hại cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Trong đó, các chỉ số đo lượng bạch cầu có trong nước tiểu giúp phòng tránh, ngăn ngừa các triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu ở thai phụ.

Làm xét nghiệm máu để phát hiện ra nguy cơ tăng bạch cầu
Làm xét nghiệm máu để phát hiện ra nguy cơ tăng bạch cầu

Hàm lượng bạch cầu trong nước tiểu của phụ nữ mang thai được coi là bình thường khi có chỉ số dưới 10. Vượt qua mức này chứng tỏ mẹ bầu ddag bị viêm đường tiết niệu. Trường hợp chỉ số tăng quá cao có thể gây nhiễm độc thai nghén cho phụ nữ khi mang thai.

Để phòng ngừa và điều trị thì cần có chế độ ăn hợp lý làm giảm lượng bạch cầu trong nước tiểu. Mẹ bầu nên duy trì thói quen uống nhiều nước mỗi ngày, uống nước mát râu ngô, Đồng thời nên hạn chế các đồ ăn có vị mặn và bổ sung ăn hoa quả tươi, các thực phẩm giàu chất xơ.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là việc làm cần thiết giúp mẹ bầu không chỉ phòng tránh các căn bệnh bạch cầu tăng mà còn phòng tránh nhiều loại bệnh ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong khi mang bầu.

Tham khảo:

Những nguyên nhân gây bạch cầu tăng ở phụ nữ mang thai cần chú ý

Những nguyên nhân chủ yếu gây bạch cầu tăng ở phụ nữ khi mang thai cần biết như: nhiễm trùng đường tiểu, bàng quan. Hoặc nguyên nhân do mẹ bầu bị sỏi thận do do hàm lượng các khoáng chất và muối cao hơn bình thường. Trường hợp khác, do mẹ bầu bị tắc nghẽn đường tiểu ( thường có triệu chứng tiểu ra máu, khối u…) hoặc nhịn tiểu…Đều là những nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu tăng cao.

Điều trị và phòng tránh bạch cầu tăng cao ở phụ nữ mang thai

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Viếc ốm nghén khi mang thai có thể làm suy giảm sức đề kháng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, mẹ bầu cần có chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất. Có thể chia bữa ăn thành các bữa nhỏ bổ sung đủ dinh dưỡng với các đồ ăn nhẹ như: bánh quy, sữa…
Ngoài ra trong thành phần bữa ăn của mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các loại sau:
Thực phẩm giàu vitamin C: Đây là thực phẩm số 1 giúp nâng cao sức đề kháng, miễn dịch cho mẹ bầu giúp nâng cao phát triển sự phát triển của thai nhi. Các loại thực phẩm giàu vitamin C như: Ổi, cam, chanh, quýt…

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp ngăn ngừa, điều trị bạch cầu tăng cao
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp ngăn ngừa, điều trị bạch cầu tăng cao

Thực phẩm giàu sắt: Mẹ bầu cũng nên bổ sung đủ sắt để nâng cao sức khỏe như có trong các loại thực phẩm như : thịt bò, thịt gà, cần tây, củ cải, cà rốt, đu đủ chín…
Thực phẩm giàu kẽm: có nhiều trong các loại thực phẩm như lòng đỏ trứng gà, khoai lang, ổi, bột mỳ…Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm giúp phát triển các tế bào bạch cầu, giảm nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm từ vi khuẩn hoặc virus gây ra.

Sữa và các chế phẩm từ sữa: Đây là những thực phẩm không thể thiếu giúp mẹ bầu tiêu hóa tốt, bảo vệ đường ruột và từ đó giảm thiểu nguy cơ tăng bạch cầu đột biến.
Ngoài chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, để giảm thiểu bạch cầu tăng cao thì mẹ bầu cũng cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh bị stress, căng thẳng, mệt mỏi,…làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp máu huyết lưu thông, cơ thể khỏe mạnh kháng lại các bệnh tật gây ra.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.